Nhiều nhà đầu tư bất động sản lỗ nặng vì mải “chạy theo” quy hoạchBất động sản Thái Bình cần gần 200.000 tỷ đồng để triển khai quy hoạchQuy hoạch bất động sản Thái Bình: Đề xuất bổ sung sân bay và đường sắt quốc gia
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, công tác tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được chỉ đạo triển khai với tinh thần khẩn trương, khoa học, nghiêm túc; huy động được sự tham gia của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước…

Sau khi Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng những đề án, dự án, chuyên đề, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm sớm đưa Quy hoạch vào cuộc sống.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo, trình Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội xem xét, thông qua nội dung Quy hoạch Thủ đô.

Thành phố đã tổ chức hơn 100 cuộc hội thảo khoa học, hội nghị tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học. Quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Ban, Bộ, ngành, địa phương, Đảng đoàn Quốc hội, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư.

Trước đó, ngày 23/2, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực) đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch Thủ đô theo quy định của Luật Quy hoạch; nhất trí thông qua với kết quả 31/31 phiếu đồng ý (đạt 100%).

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, việc lập Quy hoạch Thủ đô là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.