ISSN-2815-5823

Thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam có triển vọng gì?

(KDPT) - Có thể thấy, Fintech là hiện tượng ứng dụng các công nghệ hiện đại, đổi mới vào những hoạt động kinh tế như cho vay, đầu tư, giao dịch tài chính... để từ đó tạo ra sự kết hợp thuận tiện, dễ dàng giữa công nghệ và kinh tế nói chung cho tất cả mọi người có thể sử dụng được.

Xét về cơ bản, các sản phẩm được giao dịch ở trên thị trường Fintech bao gồm dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử, cho vay ngang hàng (P2P Landing), E-Banking, Blockchain, Tiền mã hóa...

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam ở giai đoạn 2017- 2022

Ghi nhận, từ năm 2015, thị trường Fintech ở Việt Nam có những bước phát triển khá mạnh mẽ, các công ty Fintech được ra đời với những ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực như thanh toán điện tử, huy động vốn cộng đồng, ví điện tử... được người dân Việt Nam đón nhận. Và sự phát triển của thị trường Fintech được thể hiện như sau: 

Đối với số lượng khách hàng

Ở giai đoạn 2017-2022, số lượng người dùng Fintech có dấu hiệu tăng lên theo từng năm. Chi tiết, vào năm 2017, số lượng người dùng Fintech đạt khoảng 27 triệu người, con số này đã liên tục tăng qua từng năm bởi sự mở rộng tăng trưởng của thị trường Fintech. Và đến năm 2022, số lượng người dùng Fintech đã lên đến con số gần 69 triệu người, so với năm 2017 gấp gần 3 lần. 

Có thể thấy, Fintech là hiện tượng ứng dụng các công nghệ hiện đại, đổi mới vào những hoạt động kinh tế như cho vay, đầu tư, giao dịch tài chính... để từ đó tạo ra sự kết hợp thuận tiện, dễ dàng giữa công nghệ và kinh tế nói chung cho tất cả mọi người có thể sử dụng được. (Nguồn ảnh: Internet)
Có thể thấy, Fintech là hiện tượng ứng dụng các công nghệ hiện đại, đổi mới vào những hoạt động kinh tế như cho vay, đầu tư, giao dịch tài chính... để từ đó tạo ra sự kết hợp thuận tiện, dễ dàng giữa công nghệ và kinh tế nói chung cho tất cả mọi người có thể sử dụng được. (Nguồn ảnh: Internet)

Theo đó, số lượng người dùng Fintech vẫn tập trung chủ yếu ở mảng thanh toán điện tử, gấp nhiều lần so với các sản phẩm số khác ở trong ngành, số lượng khách hàng sử dụng thanh toán điện tử chiếm đến hơn 90% tổng số khách hàng sử dụng những sản phẩm Fintech khác.Cũng trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người sử dụng tài sản kỹ thuật số cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng lên so với thời kỳ trước. Vào năm 2019, tỷ lệ người dùng dịch vụ tiền kỹ thuật số mới ở nước ta đạt mức khoảng 2,06 triệu người và đến năm 2022 đã tăng lên gấp 4 lần, đạt mức khoảng 8,01 triệu người. 

Mặc dù vậy, đối với mảng huy động vốn trực tuyến thì con số này vẫn đạt giá trị 0 hoặc là rất ít người dùng qua nhiều năm sau khi Fintech xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Nhìn chung sự tăng lên của số lượng người dùng Fintech đã cho thấy lĩnh vực này đang ngày càng phổ biến đối với thị trường tiêu dùng ở Việt Nam.

Đối với số lượng nhà cung cấp

Báo cáo của Statista cho thấy, trước năm 2015, số lượng công ty Fintech ở Việt Nam là dưới 50 công ty (đã tính cả số công ty chưa có giấy phép hoạt động). Và đến năm 2017, số lượng các công ty Fintech đã lên đến hơn 94 công ty. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2018, ở Việt Nam có đến 72% số doanh nghiệp tài chính chọn để hợp tác với các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như cung cấp các dịch vụ. Các công ty, doanh nghiệp cũng đã bắt đầu hợp tác với các ngân hàng để có thể đưa ra các dịch vụ trực tuyến thuận tiện hơn đối với người tiêu dùng.

(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, có khoảng 70 tổ chức thực hiện việc thanh toán qua internet, 44 tổ chức thanh toán qua di động. Đến năm 2019, số lượng công ty Fintech tại Việt Nam đã tiếp tục tăng lên con số 139 công ty, trong đó chiếm phần lớn vẫn là những công ty hoạt động ở mảng thanh toán, tiếp sau đó là những công ty làm trong lĩnh vực huy động vốn từ cộng đồng. 

Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng có một số công ty về lĩnh vực quản lý tài sản, bảo hiểm bắt đầu ra mắt thị trường. Trong số những công ty Fintech thì có khoảng 70% các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài rót vốn. 

Đối với số lượng, giá trị các giao dịch

Ghi nhận theo báo cáo của Solidiance cho thấy, vào năm 2017, số vốn được đầu tư vào thị trường Fintech Việt Nam là 150 triệu USD. Và đến năm 2021, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về vốn tài trợ Fintech. 

Có thể thấy, thị trường Fintech đã đạt đến 10% tổng số thương vụ được chốt trong khu vực Đông Nam Á với tổng số 15 thương vụ. Số tiền tài trợ cho 15 thương vụ này đạt con số 388 triệu USD. Và cũng trong năm 2021, 2 công ty gọi được số vốn lớn, đóng góp vào sự gia tăng nguồn đầu tư cho Fintech là VNpay với con số 250 triệu USD và Momo với mức 100 triệu USD.

Bước sang đến năm 2022, tổng giá trị đầu tư cho các thương vụ ở thị trường Fintech Việt Nam là 294 triệu USD. Các công ty khởi nghiệp cũng đã nhận được thêm 14 khoản đầu tư cho lĩnh vực Fintech, chiếm 6% so với số giao dịch đầu tư ở khu vực Đông Nam Á. Có khoảng 70% các công ty khởi nghiệp Fintech của Việt Nam thời gian gần đây đều có nguồn vốn từ thị trường nước ngoài.

Đánh giá chung về thị trường công nghệ tài chính ở thị trường Việt Nam

Ưu điểm

Đầu tiên, thị trường Fintech phát triển với tốc độ khá tốt và ổn định. Những công ty tài chính, các ngân hàng truyền thống cũng đang dần áp dụng các sản phẩm của Fintech vào để phát triển, tiếp cận được với người tiêu dùng ở Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi hơn. 

Thứ hai, thị trường Fintech ở trong những năm vừa qua đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Có rất nhiều nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho nhiều thương vụ, dự án của những công ty Fintech nổi tiếng. Các khoản đầu tư cho thị trường Fintech lên đến hàng trăm triệu USD và thậm chí lên đến hàng tỷ USD đã cho thấy được sức hút rất lớn từ thị trường này. 

Nhược điểm

Đầu tiên, thị trường Fintech của Việt Nam mặc dù có sự phát triển nhanh khi so sánh với những ngành khác ở trong nước tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới, tốc độ phát triển vẫn chưa thể nào sánh ngang và quy mô cũng chưa lớn bằng. 

Thứ hai đó là Fintech ở Việt Nam vẫn chưa có sự phân bổ cơ cấu ở các ngành đồng đều mà tập trung chủ yếu ở mảng thanh toán điện tử. Có thể thấy rằng, các công ty thuộc thị trường Fintech tại Việt Nam sẽ có xu hướng hoạt động chủ yếu ở những mảng lớn như là thanh toán, cho vay ngang hàng, E-Banking, đầu tư tài chính... Còn lại một số lĩnh vực chưa được các công ty đưa vào hoạt động như việc thanh khoản hoặc quản lý đầu tư... Hay thậm chí, khi có dịch vụ huy động vốn điện tử thì tỷ lệ người dùng dịch vụ này ở Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn xấp xỉ 0%. Sự phân bổ không đồng đều sẽ khiến cho cơ cấu cũng như thị phần dần mất đi sự cân xứng, từ đó khiến cho sự phát triển của thị trường Fintech gặp sự chênh lệch cao giữa tỷ lệ cơ cấu giữa các ngành. 

(Nguồn ảnh: Internet)
(Nguồn ảnh: Internet)

Thứ ba đó là tình trạng lừa đảo, hoạt động bất chính ở trong thị trường Fintech vẫn đang còn tồn tại ở những lĩnh vực khác nhau sẽ khiến cho chất lượng phát triển của thị trường Fintech gặp nhiều vấn đề nan giải. Đáng chú ý, đối với những ngành như cho vay ngang hàng thì vẫn chưa có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Và điều này đã dẫn đến rất nhiều công ty lừa đảo để chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi...

Cuối cùng là hệ thống quy định pháp luật, pháp lý đối với thị trường Fintech ở Việt Nam còn chưa có sự cải thiện đã dẫn đến nhiều bất cập ở trong quá trình phát triển của Fintech trong thời gian vừa qua.

Thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam có triển vọng gì trong thời gian tới

Dù cho thị trường Fintech vẫn còn có nhiều khó khăn tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cùng với quyết tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, trong những năm tới thì thị trường Fintech sẽ có những triển vọng như: 

Đầu tiên, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam sẽ có được đội ngũ nhân sự trẻ mới am hiểu về công nghệ hiện đại, có thể bắt kịp được xu hướng với thế giới. Cũng nhờ thế mà Việt Nam có khả năng nắm bắt được xu hướng mới đồng thời là quốc gia được ưa chuộng bởi thị trường quốc tế.

Thứ hai, công nghệ Blockchain được xem là một lĩnh vực được quan tâm nhiều ở thị trường Việt Nam. Theo đó, Blockchain có thể ứng dụng một cách rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực nên có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai.

Thứ ba, công nghệ bảo hiểm cũng chính là lĩnh vực có nhiều cơ hội trong tương lai. Và triển vọng đến năm 2025, có khoảng 95% số khách hàng sẽ tương tác với các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua ứng dụng công nghệ Chatbot. Bên cạnh đó, những ứng dụng khác như công nghệ Telematics, Internet thì sẽ mang đến nhiều lợi ích khác cho các doanh nghiệp bảo hiểm, giúp tối đa lợi ích cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp này.

Thị trường công nghệ tài chính ở Việt Nam có triển vọng gì? - ảnh 4

Thứ tư, trong những năm tới, mô hình ngân hàng số E-Banking cũng sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng lớn ở thị trường Fintech Việt Nam. Kết hợp với việc thanh toán điện tử cũng đang trên đà phát triển, các giao dịch tài chính cũng được thực hiện ở trên thiết bị di động thông minh thì ngân hàng số sẽ có thêm nhiều lượt sử dụng hơn nhờ vào các tính năng thuận tiện mà công nghệ mang lại. 

Thứ năm, nhu cầu tham gia thị trường Fintech của những người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa đang ngày càng lớn. Trước đây, người dân ở những nơi này khó có thể tiếp cận được với mạng internet, các ứng dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khu vực này đã và đang có sự thay dổi lớn và sẽ tiếp cận được nhiều hơn với thị trường công nghệ tài chính ở trong tương lai. 

Cuối cùng, ở trên thị trường Fintech tại Việt Nam vẫn còn có nhiều công nghệ Blockchain, P2P Lending... hay các ngành chưa được khai thác hết như là quản lý thanh khoản cũng sẽ tạo ra được cơ hội cho thị trường Fintech nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 22/11/2024