ISSN-2815-5823
LINH ANH
Thứ sáu, 11h00 28/04/2023

Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

(KDPT) - Đó là một trong những mục tiêu đặt ra với ngành Thuế đến năm 2030 được nêu trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 do Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 508/QĐ-TTg.

Ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508/QĐ-TTg. Trong đó, mục tiêu đặt ra đối với ngành Thuế đến năm 2030 là “Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp; đồng thời trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.”

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao Bằng khen của Thủ tướng và Cờ thi đua của Bộ Tài chính cho Tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao Bằng khen của Thủ tướng và Cờ thi đua của Bộ Tài chính cho Tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế

Lộ trình chuyển đổi số của ngành Thuế

Theo định hướng của Chính phủ về chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra cơ hội mới và các thách thức đối với ngành Thuế và đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Yêu cầu này đòi hỏi sự thay đổi tổng thể và toàn diện về cách thức làm việc, đưa toàn bộ hoạt động của cơ quan thuế lên môi trường số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu gồm: Phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số; phát triển dữ liệu số; đưa các hoạt động mới của cơ quan thuế lên môi trường số như làm việc từ xa, giám sát, kiểm tra thanh tra trên môi trường số; ra quyết định dựa trên dữ liệu; phát triển trợ lý ảo, tích hợp chung các nền tảng số quốc gia, ưu tiên triển khai công nghệ đám mây,... Ngành Thuế định hướng phát triển hệ thống công nghệthông tin tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, cũng như đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của quản lý nhà nước. Cung cấp các dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế. Xây dựng các nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin đầy đủ cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối trao đổi thông tin liên thông giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, hỗ trợ công tác quản lý thuế, quản lý rủi ro thuế và hoạch định chính sách. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Hệ thống công nghệ thông tin được phát triển theo định hướng Chính phủ điện tử và Chính phủ số. Trên cơ sở định hướng phát triển nêu trên, ngành Thuế xác định lộ trình chuyển đổi số đến năm 2030 được chia làm hai giai đoạn gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn đến năm 2025: Phát triển hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế, công chức thuế, các đối tác của ngành Thuế: Mở rộng các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế; cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng, thuận lợi với nhiều trải nghiệm tốt hơn; xây dựng hệ thống một cửa điện tử tích hợp cung cấp cho người nộp thuế đầy đủ các thông tin về chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nước, tích hợp các khoản thuế, phí, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, đa dạng hoácác phương thức thanh toán không dùng tiền mặt giúp tăng khảnăng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi tới người nộp thuế; xây dựng hệ thống phần mềm kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung và trao đổi thông tin với các đơn vị bên ngoài nhằm tập trung, chuẩn hóa, xử lý, lưu trữ dữ liệu dưới dạng điện tử, ứng dụng các công nghệ mới trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, công chức thuế và các đối tác ngành Thuế. Phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế: Xây dựng phần mềm Quản lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trên nền tảng kiến trúc hiện đại, ứng dụng công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn; mở rộng xây dựng hệ thống Cổng kết nối tiếp nhận dữ liệu hóa đơn điện tử trong trường hợp người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền; cung cấp các chức năng hỗ trợ cơ quan thuế trong công tác điều tra, đối chiếu doanh thu, xác định số thuế phải nộp của các tổ chức/cá nhân kinh doanh; phát triển hệ thống ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo phương pháp ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế, hỗ trợ công tác quản lý thuế; Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về thuế trên nền tảng tích hợp và nền tảng dữ liệu lớn (Big Data và Data lake); nâng cấp, mở rộng các phần mềm ứng dụng quản lý nội ngành đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ mới và các thay đổi về kỹ thuật, công nghệ nhằm hỗ trợ công tác quản lý thuế; triển khai hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tích hợp chia sẻ dữ liệu, quản lý hệ thống, an toàn thông tin. Triển khai hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin ngành Thuế: Chuyển đổi và triển khai hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ngành Thuế hoạt động trên nền điện toán đám mây theo hướng cung cấp dịch vụ mức độ nền tảng; phát triển hạ tầng internet vạn vật (IoT) và các công nghệ sốmới trong xây dựng các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công tác quản lý thuế; phát triển các hệ thống làm việc tại nhà, từ xa cho cơ quan thuế; Trang bị các hệ thống tăng cường môi trường cộng tác làm việc cho công chức thuế; Triển khai mở rộng kênh truyền kết nối với các đơn vị bên ngoài, các tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thuế (TVAN), phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành Thuế; Xây dựng hệ thống an toàn thông tin theo hướng bảo vệ dữ liệu nhà nước và bảo vệ dữ liệu của người dùng thông qua sử dụng định danh số để bảo đảm xác định đúng người truy cập dữ liệu.

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế, công chức thuế, các đối tác của ngành Thuế: Nâng cấp và triển khai toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 4 trên nhiều nền tảng khác nhau; tiếp tục nâng cấp, mở rộng ứng dụng, dịch vụ nghiệp vụ chuyên ngành phục vụ nội bộ và kết nối chia sẻ thông tin với các đơn vị bên ngoài; triển khai các dịch vụ đánh giá, khảo sát sự hài lòng của người nộp thuế đối với các dịch vụ công của cơ quan thuế theo các hình thức điện tử. Xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế: Tiếp tục duy trì, nâng cấp hệ thống ứng dụng quản lý thuế đảm bảo việc thay đổi chính sách hàng năm và đáp ứng các yêu cầu chính sách quản lý thuế mới theo từng thời kỳ; phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển khai chính phủ sốtrong ngành Thuế; triển khai, xây dựng việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cán bộ thuế trên môi trường mạng; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số, định danh số, chuyển đổi số và niêm phong điện tử trong xử lý văn bản hành chính, cắt giảm giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đơn giản hoá quy trình nghiệp vụ. Xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nội ngành: Xây dựng và triển khai các hệ thống giám sát, đo lường các chỉ số hoạt động về hiệu suất, hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ của cơ quan thuế và công chức thuế.

Xây dựng nền tảng dữ liệu phục vụ nghiệp vụ quản lý thuế và các dịch vụ thuế thông minh bao gồm: Triển khai nền tảng quản trị dữ liệu hiện đại hỗ trợ dữ liệu lớn và quản lý dữ liệu chủ; triển khai các mô hình phân tích dự báo dữ liệu hỗ trợ quản trị rủi ro, quản trị chất lượng và quản trị hiệu năng. Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin được nâng cấp theo hướng cho phép ứng dụng khoa học dữ liệu nhằm hỗ trợ quản lý nghiệp vụ. Xây dựng nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, kho dữ liệu, quản trị dữ liệu chủ, quản lý phân tích dữ liệu, quản lý dịch vụ dữ liệu trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới như dữ liệu lớn, internet vạn vật, máy học để làm giàu dữ liệu, thông tin và tri thức hỗ trợ nghiệp vụ.Triển khai hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin công nghệ thông tin: Phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu triển khai chính phủ số trong ngành Thuế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tài chính số hiện đại hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Nhìn lại chặng đường phát triển hệ thống CNTT ngành Thuế, có thể thấy quá trình số hóa và xây dựng nền tảng chuyển đổi sốtrong lĩnh vực thuế đã bắt đầu từ rất sớm. Trong giai đoạn những năm 2009 - 2010, ngành Thuế đã xác định mục tiêu chiến lược là cần phải cung cấp dịch vụ điện tử và các công cụ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp để giúp họ tham gia quá trình chuyển đổi số (tự khai, tự nộp thuế qua môi trường mạng). Từ các dịch vụ ban đầu, trong hơn 13 năm qua, Tổng cục Thuế đã liên tục phát triển, mở rộng phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ (tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,...) và nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu năng, tính năng của hệ thống, bao gồm: Triển khai các dịch vụ Thuế điện tử; Ứng dụng thuế điện tử cho các cánhân; Ứng dụng Thuế điện tử cho thiết bị di động (eTax Mobile) và Cổng thông tin điện tử (TTĐT) dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN); Triển khai hóa đơn điện tử; Triển khai tích hợp hệ thống với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Triển khai Cổng tiếp nhận thông tin thương mại điện tử (TMĐT).Việc ngành Thuế đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử không những tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, mà còn góp phần hạn chế tiếp xúc xã hội và thúc đẩy tăng thu ngân sách nhà nước đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, ngành Thuế tiếp tục phát triển hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, cũng như đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của quản lý nhà nước; cung cấp các dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/12/2024