ISSN-2815-5823
TRẦN THỊ NHÀI
Thứ sáu, 10h00 09/06/2023

Xử lý thức ăn thừa làm phân bón cho cây trồng - Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mất cân bằng đa dạng sinh học

(KDPT) - Xử lý rác thải hiện đang là vấn đề nhức nhối khi tại Việt Nam vấn đề phân loại rác chưa được triển khai rộng rãi và chi phí, phương pháp cho việc xử lý các chất thải này còn nhiều tranh cãi. Thời gian qua, với sức ép dân số ngày càng cao, lượng chất thải con người loại bỏ vào môi trường ngày càng nhiều, sức chứa của trái đất đã đạt giới hạn, đây là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, vì vậy cần có các biện pháp xử lý, cải thiện hiệu quả hơn để phục hồi trái đất xanh.

Theo bà Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, rác thải là tài nguyên nhưng cũng là thảm họa nếu không quản lý được. Theo nhận xét đó, nếu chúng ta biết khai thác, rác thải sẽ trở thành một nguồn nguyên liệu quý giá được tái chế để tạo nên những sản phẩm, hàng hoá hữu ích cho con người mà không làm tổn hại đến môi trường. Với phương châm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tại KCNST Nam Cầu Kiền cũng đang nghiên cứu áp dụng biện pháp để biến rác thải thành tài nguyên thông qua việc xử lý chất thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón cho cây xanh tại KCN.

Diện tích cây xanh nếu tính bao gồm hạ tầng KCN và cây xanh cả DN lên đến trăm ha, trong đó lượng phân bón tiêu dùng rất lớn. Trong khi đó, lượng phân bón có chứa các chất làm biến đổi chất lượng đất, nguy cơ ô nhiễm dòng mạch nước ngầm là rất cao. Vì vậy, lớn quy mô lớn như vậy, việc sản xuất loại phân hữu cơ thân thiện hơn với môi trường sẽ là biện pháp được ưu tiên.

Rác hữu cơ là một loại rác thải sinh hoạt, có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn như: các loại rau, trái, rơm, các loại lá non, thực phẩm thừa…có thể được xử lý làm phân bón hữu cơ. KCN Nam Cầu Kiền hiện nay có khoảng 6.800 người lao động, lượng phát sinh rác hữu cơ là rất lớn, chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, ăn uống, các loại cây xanh trồng trong khuôn viên các dự án... Lượng rác hữu cơ thường có đặc điểm phân huỷ nhanh, dễ gây bốc mùi nếu không được xử lý, phân loại kịp thời.

Với phương pháp chủ yếu xử lý rác thải sinh hoạt được thiêu đốt, chôn lấp, tuy nhiên những cách này đang gặp nhiều hạn chế liên quan đến hệ lỵ về sau cho môi trường, đặc biệt khi lượng rác hữu cơ không được phân loại hiệu quả tại nguồn. Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam khuyến khích và dần đi đến chuyển đổi bắt buộc trong việc sử dụng các phương pháp thay thế cho chôn lấp, thiêu đốt nhằm giảm tác động tới môi trường từ các dây chuyền này.

Qua nghiên cứu và thực tiễn, hiện nay KCN có diện tích cây xanh rất lớn bao gồm nhiều loại cây trồng khác nhau, các loài cây này thường xuyên cần bảo dưỡng, chăm sóc bao gồm nước tưới và các loại phân bón cho cây. Đây cũng là một khoản chi phí xem xet khi việc đầu tư phát triển KCNST cần chú trọng rất nhiều về các công trình sinh thái, cảnh quan cho KCN.

Mặt khác, nhận thấy lượng rác hữu cơ của KCN là rất lớn. Tại KCN chủ yếu là người dân địa phương sẽ phát sinh ít hơn lượng rác sinh hoạt tại Doanh nghiệp; vì vậy xác định lượng phát sinh trung bình chiếm 60% số người lao động tại KCN, chủ yếu các hoạt động ăn uống. Mỗi ngày nước ta mỗi người thải ra trung bình 1kg rác thải. Theo thống kê của Bộ TN&MT (2016), rác thải sinh hoạt có khoảng 65-70% Rác hữu cơ. Như vậy, tại KCN lượng rác thải hữu cơ từ các Doanh nghiệp sẽ tính toán là 0.5 kg/người/ngày (trung bình 8h/ngày), tổng lượng rác từ 60% người lao động trong một ngày sẽ khoảng 2.040 kg/ngày.

Phân loại rác thải nhằm hiệu quả trong các phương pháp xử lý

Với phương pháp chủ yếu xử lý rác thải sinh hoạt được thiêu đốt, chôn lấp, tuy nhiên những cách này đang gặp nhiều hạn chế liên quan đến hệ lỵ về sau cho môi trường, đặc biệt khi lượng rác hữu cơ không được phân loại hiệu quả tại nguồn. Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam khuyến khích và dần đi đến chuyển đổi bắt buộc trong việc sử dụng các phương pháp thay thế cho chôn lấp, thiêu đốt nhằm giảm tác động tới môi trường từ các dây chuyền này.

Qua nghiên cứu và thực tiễn, hiện nay KCN có diện tích cây xanh rất lớn bao gồm nhiều loại cây trồng khác nhau, các loài cây này thường xuyên cần bảo dưỡng, chăm sóc bao gồm nước tưới và các loại phân bón cho cây. Đây cũng là một khoản chi phí xem xet khi việc đầu tư phát triển KCNST cần chú trọng rất nhiều về các công trình sinh thái, cảnh quan cho KCN.

Mặt khác, nhận thấy lượng rác hữu cơ của KCN là rất lớn. Tại KCN chủ yếu là người dân địa phương sẽ phát sinh ít hơn lượng rác sinh hoạt tại Doanh nghiệp; vì vậy xác định lượng phát sinh trung bình chiếm 60% số người lao động tại KCN, chủ yếu các hoạt động ăn uống. Mỗi ngày nước ta mỗi người thải ra trung bình 1kg rác thải. Theo thống kê của Bộ TN&MT (2016), rác thải sinh hoạt có khoảng 65-70% Rác hữu cơ. Như vậy, tại KCN lượng rác thải hữu cơ từ các Doanh nghiệp sẽ tính toán là 0.5 kg/người/ngày (trung bình 8h/ngày), tổng lượng rác từ 60% người lao động trong một ngày sẽ khoảng 2.040 kg/ngày.

Các loại rác hữu cơ thực phẩm thải bỏ
Các loại rác hữu cơ thực phẩm thải bỏ

Nhận thấy tiềm năng từ việc xử lý rác hữu cơ để tạo nguồn phân hữu cơ cho các loại cây trồng, nghiên cứu đề xuất KCN ứng dụng phương pháp xử lý ủ phân xanh tham khảo như sau:

Việc ủ phân hữu cơ khá đơn giản trong việc lựa chọn vị trí, công nghệ, công cụ để triển khai. Bằng việc bố trí các thùng chứa tại các vị trí đất ươm trồng cây xanh trong KCN, nhưng để hạn chế mùi phát sinh, cần bố trí khu vực cuối gió nhưng phải tiếp cận được nhiều ánh nắng, dễ thoát nước để đẩy nhanh tiến trình phân hủy rác, …

Bằng sự kết hợp giữa các loại rác hữu cơ các nguyên liệu được sử dụng như: Chất thải có nguồn gốc hữu cơ như phụ phẩm nông nghiệp (các loại cỏ, cây khô, rau quả hư hỏng, đồ ăn thức uống thừa…). Nguyên liệu cần được băm nhỏ và tưới nước tạo độ ẩm và các loại nấm vi sinh hỗ trợ quá trình ủ phân. Tiến hành ủ phân theo quy cách chung, đảm bảo lượng rác và các vi sinh, lượng nước theo các yêu cầu kỹ thuật. Sẽ mất khoảng 30 ngày để toàn bộ phân hủy thành phân hữu cơ. Phân hữu cơ tự ủ có các đặc điểm như: Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu đất, có mùi của đất, phân vụn ra như mùn là đạt tiêu chuẩn để bón phân. Thành phần là phân hữu cơ giàu dinh dưỡng sẵn sàng cho các đợt chăm sóc cho cây trồng.

Không chỉ bổ sung lượng lớn chất mùn cho đất, phân hữu cơ còn giúp điều hoà trạng thái đất và là 1 loại thuốc trừ sâu tự nhiên. Ngoài ra, đối với hệ sinh thái, sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp kiểm soát xói mòn, bảo vệ đất đai và loại bỏ những rác thải độc hại cho môi trường.

Phân bón từ rác hữu cơ trở thành nguồn phân bón thân thiện và giàu dinh dưỡng cho cây trồng
Phân bón từ rác hữu cơ trở thành nguồn phân bón thân thiện và giàu dinh dưỡng cho cây trồng

Với biện pháp triển khai đơn giản và thời gian tạo thành phẩm ngắn ngày, lượng rác xử lý sẽ được hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu phân bón cho cây trồng theo mức độ phù hợp. Nhờ có biện pháp sử dụng phân bón cho cây trồng toàn KCN, các loài cây sẽ phát triển khoẻ mạnh, mang đến không gian xanh cho KCN, các thành phần nước, đất được thêm chất dinh dưỡng mà không làm thay đổi đặc tính, môi trường tự nhiên.

Không chỉ có lợi về môi trường khi giảm ô nhiễm, tăng hiệu quả xử lý môi trường, việc ủ phân hữu cơ góp phần giảm đáng kể chi phí doanh nghiệp trong đầu tư các công trình phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, KCNST tại đây.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 19/10/2024