ISSN-2815-5823

Cước vận tải container đi các tuyến Mỹ, Châu Âu tăng vọt

(KDPT) - Giá dịch vụ vận tải container từ Châu Á đi Châu Âu, Châu Mỹ trong tuần đầu của tháng 1/2024 biến động lớn, tăng khoảng 60% so với thời điểm cuối năm 2023, và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải trên thế giới Hệ thống giao thông thông minh: Góp phần phát triển đô thị bền vững
Cảng Hải Phòng - Cụm cảng lớn nhất miền Bắc
Tàu hàng cập Cảng Hải Phòng - Cụm cảng lớn nhất miền Bắc

Theo báo giá của một số hãng tàu, giá cước từ Việt Nam đi cảng khu vực Tây Mỹ 2.650 USD/container 40 feet, đi cảng khu vực Đông Mỹ 3.900 USD/container 40 feet, đi Châu Âu 4.900 USD/container 40 feet.

Thống kê về chỉ số giá vận chuyển container của trang Drewry (Trung tâm Nghiên cứu hàng hải độc lập cung cấp thông tin về thị trường hàng hải), giá dịch vụ vận tải container từ Châu Á đi Châu Âu, Châu Mỹ trong tuần đầu của tháng 1/2024 biến động lớn, tăng khoảng 60% so với thời điểm cuối năm 2023 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại, mức giá cao hơn khoảng 88% so với mức giá trước đại dịch COVID-19 và thấp hơn khoảng 1-2% so với mức giá trung bình của 10 năm gần đây.

Đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, trước tình trạng leo thang tại khu vực Biển Đỏ, một số hãng tàu đã quyết định không đi qua tuyến này mà đi qua Mũi Hảo Vọng dẫn tới thời gian di chuyển kéo dài hơn 8-21 ngày, đồng thời cước phí vận chuyển đi Châu Âu và Mỹ cũng đã tăng 4-5 lần.

"Hiện tại các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới do cước phí vận tải tăng cao làm cho giá cả hàng hóa tăng, người mua không chấp nhận giá mới. Đồng thời, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về việc các hãng tàu tự động áp thêm phụ phí chiến tranh cho các lô hàng đã được xếp lên tàu từ tháng 12/2023 với mức phí khoảng 1.000-2.700 USD cho container từ 20-40 feet. Việc các hãng tàu tính thêm phụ phí một cách tùy tiện, áp đặt, không có cơ sở pháp lý, mỗi hãng tàu một giá… là trái với hợp đồng 2 bên đã ký kết trước đó, gây ra rất nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu", ông Việt Anh, Chánh văn phòng VPSA cho biết thêm.

Nguyên nhân là kể từ cuối năm 2023, do xung đột tại khu vực Biển Đỏ, các hãng tàu đã phải thay đổi tuyến đường, không đi qua kênh đào Suez mà phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, khiến hành trình tàu kéo dài từ 10-14 ngày so với trước, phát sinh thêm nhiều chi phí vận chuyển, dẫn tới giá vận chuyển tăng cao và hiện tượng thiếu container có thể sẽ xảy ra.

Trước đây, với tuyến vận tải từ Châu Á đi Châu Âu, hành trình tàu đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez là tuyến đường ngắn nhất với chi phí tối ưu.

Từ thực trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng hải bảo đảm hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu; đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.

Cùng với đó, đẩy nhanh thủ tục ra, vào cảng và việc xếp, dỡ hàng hóa đối với tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng container đi Châu Mỹ, Châu Âu. Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải đi Châu Mỹ, Châu Âu để kêu gọi và thu hút các hãng tàu duy trì tuyến, bổ sung chỗ, vỏ container về Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa.

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm thu hút các hãng vận tải container mở tuyến mới đến Việt Nam; tiếp tục, khẩn trương nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến hoạt động tàu thuyền./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 08/09/2024