Chủ trương, chính sách pháp luật về công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất và có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách dân tộc, hệ thống pháp luật từng bước được bổ sung bằng các văn kiện, nghị quyết, chính sách của đảng... trong suốt các nhiệm kỳ Quốc hội bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, được hoàn thiện.

Nối tiếp các nghị quyết trước, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục ban hành các nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI được đánh giá bám sát, gắn liền với các xu hướng và định hướng phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường trên thế giới. Nghị quyết cũng vạch ra đường hướng phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế. Từ đó các cụm từ :kinh tế xanh”, “kinh tế tuần hoàn”, “phát triển bền vững” như kim chỉ nam cho các doanh nghiệp tiến lên phía trướcxây dựng kinh tế, phát triển đất nước. “ XI tiếp tục tăng cường các nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ môi trường như: Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả phát triển kinh tế bền vững tăng trưởng xanh đưa vào bộ tiêu chí quốc gia”.

Đi đôi với các chủ trương và nghị quyết của Nhà nước và Đảng, còn là hệ thống pháp luật được bổ sung và cải cách phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt Luật bảo vệ môi trường ban hành 2020 có nhiều điểm đổi mới đáng chú ý so với các bộ luật về môi trường được ban hành trước đây Tiếp cận phương pháp quản lý khoa học dựa trên cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin. Kiến tạo các mô hình phát triển bền vững như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít các bon trong quy hoạch, thiết kế sản xuất, thương mại, tiêu dùng và tái chế xử lý chất thải, sản phẩm, bao bì, sản phẩm sau sử dụng. Hình thành các ngành kinh tế mới như: đầu tư vào vốn tự nhiên, công nghiệp môi trường, hình thành thị trường phát thải.

Như vậy, có thể thấy rằng xuyên suốt các chủ trương, nghị định cũng như của Đảng và Nhà nước đã cho thấy quyết tâm, định hướng vững vàng của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường luôn luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Điều đó cũng là cơ hội đối với các doanh nghiệp, cụ thể các doanh nghiệp có hướng đi, tuân theo các định hướng của chủ trương và nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nói rõ hơn là các doanh nghiệp chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Cơ hội chính là những hỗ trợ trong thủ tục pháp lý, nguồn vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước ta đối với các đối tượng doanh nghiệp trên. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp chọn hướng đi khác, không chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường thì các chủ trương, nghị định đó sẽ trở thành thách thức to lớn, thúc đẩy các doanh nghiệp phải chuyển mình, thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, không tụt hậu và không bị bỏ lại phía sau.

Thực trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường ở nước ta

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển đi kèm với nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cụ thể hơn, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp hơn, khó quản lý, ngày càng có nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm, đặc biệt tập trung tại các khu vực trung tâm thành phố, đô thị, khu vực phát triển kinh tế; các khu và cụm công nghiệp, từ đó đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường đất và các loại chất thải ngày càng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng tác động đến an ninh sinh thái trở thành nguy cơ cản trở lớn đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đang là vấn đề đáng lo ngại, trong đó chất thải rắn có tính cấp bách và cần có giải pháp. Nhiều chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh hàng năm vì đa số những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, không quan tâm về việc xử lý chất thải, nước thải, thu, gom rác...

Đa dạng sinh học là gì?

Mất đa dạng sinh học hiện nay cũng đang trở thành một vấn đề nóng của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 25 quốc gia có đa dạng sinh học rất phong phú, Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức khi bảo tồn đa dạng sinh học phải gắn liền với phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên. Các giống loài này bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái mà các loài trên là một bộ phận trong đó. Đặc biệt hơn nữa, đa dạng sinh học không chỉ dừng lại ở những khái niệm đơn thuần, với sự phát triển hiện đại của khoa học và công nghệ, đa dạng sinh học còn “phát triển” trong một lĩnh vực mới “Đa dạng sinh học nông nghiệp”. Đa dạng sinh học nông nghiệp là kết quả của nhiều tương tác tự nhiên và ‘không tự nhiên’ xảy ra trong môi trường nông nghiệp, bao gồm cả những tác động thực hành với sự đa dạng văn hóa của con người.

Như vậy có thể thấy rằng, khi nhắc đến đa dạng sinh học, chúng ta mặc định với những phạm trù quen thuộc, đa dạng sinh học rừng, đa dạng sinh học biển,và mới đây khái niệm “đa dạng sinh học nông nghiệp” đến gần hơn với bạn đọc. Tuy nhiên, bên cạnh đó đa dạng sinh học còn có thể gắn liền với lĩnh vực công nghiệp, một lĩnh vực tưởng chừng như không thể liên quan đến khái niệm mà chúng ta nhắc tới. Nhưng với định hướng xây dựng, phát triển mô hình các khu công nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường, chúng ta có một liên kết rất mới “đa dạng sinh học trong môi trường công nghiệp”. Đây được coi là một khía rất mới mẻ nhưng hoàn toàn có thể khai thác được ở một khu công nghiệp sinh thái, trải dài trên địa bàn xã Thiên Hương, Hoa Động, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng,…, đây cũng chính là khu công nghiệp sinh thái tiên phong do người Việt đầu tư – Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền.

Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền

Khu công nghiệp có diện tích 263,47 ha. Đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư cho giai đoạn 1, và đang tiến hành thu hút đầu tư cho giai đoạn 2. KCN đã thu hút bao gồm 50% dự án FDI đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Italy, Singapore, Hà Lan,.. trong đó tỷ lệ cao nhất là Hàn Quốc với 20% và Nhật Bản 15%. KCN Nam Cầu Kiền được định hướng thu hút đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường như: Công nghệ phụ trợ, công nghệ cao; công nghiệp chế tạo; sản xuất máy móc thiết bị hỗ trợ cho công nghệ đầu tư; các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất trong KCN; năng lượng xanh; cùng các ngành sản xuất ít ô nhiễm khác;...

Doanh nhân vì môi trường – Chủ tịch HĐQT Phạm Hồng Điệp

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – Chủ đầu tư là công ty Cổ phần Shinec, công ty kinh doanh bất động sản công nghiệp với hàng loạt dự án bất động sản khu, cụm công nghiệp sinh thái trên khắp đất nước. “Người cầm tay lái” cho “con tàu Shinec” ấy là Chủ tịch HĐQT Phạm Hồng Điệp – Tiến sĩ, Luật sư, Doanh nhân vì môi trường. Trong suốt những năm tháng trên thương trường là bấy nhiêu những năm tháng “người chiến sĩ môi trường” Phạm Hồng Điệp miệt mài với các hoạt động, sáng kiến bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững. Và cũng là doanh nhân trẻ đầu tiên được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hai bức thư tay khen tặng cho những nỗ lực với công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nhận thấy tư tưởng đi trước thời đại của Đại tướng về môi trường: bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế , người doanh nhân ấy đã quyết tâm thực hiện theo tư tưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trải qua bao khó khăn, thăng trầm, ông Phạm Hồng Điệp vẫn luôn tâm niệm lời dạy của Đại tướng về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, từ đó xây dựng thành công mô hình khu công nghiệp sinh thái đầu tiên, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ, khởi đầu cho hành trình nhân rộng mô hình khu công nghiệp sinh thái trên phạm vi cả nước. Doanh nhân Phạm Hồng Điệp đưa ra triết lý kinh doanh “Kinh doanh trên đất, trả lại cho đất” đây cũng là kim chỉ nam, là động lực thôi thúc phát triển khu công nghiệp sinh thái trên khắp đất nước việt nam. Mở đầu cho hành trình đó, khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền là mô hình khu công nghiệp sinh thái tiên phong không những cho chuỗi các khu công nghiệp mà Shinec dự định phát triển, còn là mô hình kiểu mẫu cho các cụm, khu công nghiệp cùng định hướng để học hỏi và tiếp thu.

Mô hình khu công nghiệp sinh thái nội hàm kinh tế tuần hoàn

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã phát triển thành công và hoàn thiện 3 mô hình kinh tế tuần hoàn, liên kết cộng sinh trong khu công nghiệp. Trong kinh doanh, sự khác biệt về văn hóa không phải là không đáng kể. Một số công ty đến từ các quốc gia khác nhau, có nền tảng văn hóa khác nhau nên việc hợp tác, liên kết dường như là không thể. Thế nhưng “điều không thể” đó lại trở nên có thể ở Nam Cầu Kiền, khi các doanh nghiệp đến từ 7 quốc gia, với 7 văn hóa, 7 tập quán kinh doanh khác biệt đã đồng ý liên kết với nhau tạo thành cộng đồng doanh nghiệp tuần hoàn với 3 mô hình cộng sinh công nghiệp cho 3 ngành là luyện kim – cơ khí; nhựa và ngành phụ trợ điện.

Trong cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn – Định dạng và phát triển bền vững ở khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền, doanh nhân Phạm Hồng Điệp đã chia sẻ về mô hình kinh tế tuần hoàn: “Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền là khu công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đã lựa chọn sản phẩm và thiết kế dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và khu công nghiệp dựa trên nội hàm của kinh tế tuần hoàn: sản xuất sạch hơn, không phát thải; sử dụng hiệu quả tài nguyên; có chuỗi liên kêt trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp. Thiết kế dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp dạng tuần hoàn, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, thu hồi và tái sử dụng tái chế chất thải. Chất thải đã được tái sử dụng, tái chế mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng (nhân tố đầu vào). Từ chất thải rắn, nước thải, khí thải, đã trở thành cây xanh - nước sạch - không khí trong lành”.

Mô hình kinh tế tuần hoàn mang đến rất nhiều lợi ích. Đây là mô hình kinh tế phát triển tất yếu trên thế giới hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, tiếp tục phát triển thêm các chuỗi liên kết khác, mở rộng vòng tròn cộng sinh không chỉ dừng lại trong phạm vi khu công nghiệp, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, năng động.

Một số mô hình văn hoá - cộng đồng xanh góp phần phát triển đa dạng sinh học trong môi trường khu công nghiệp

  • Đa dạng sinh vật tại Khu Vườn Nhật và Nhà máy xử lý nước thải

Với tầm nhìn xây dựng mô hình KCNST, Nam Cầu Kiền quyết tâm xây dựng hệ thống hạ tầng đạt chuẩn quốc tế và mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn diện cho khách hàng/ đối tác, tạo dựng, tích lũy giá trị sinh thái trong lòng các Nhà đầu tư, các đơn vị, đối tác, khách hàng. Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền nỗ lực thực hiện và đẩy mạnh dự án xây dựng KCNST. Đặc biệt, sau khi ký kết quan hệ hợp tác với Kitakyushu, Nam Cầu Kiền quyết định xây dựng vườn Nhật lấy tên Kyousei-no-niwa – được ví như trái tim của dải công viên kết nối hai giai đoạn của KCN Nam Cầu Kiền. Khu vườn Nhật Kyosei – no – niwa được bố trí bao trùm lên toàn bộ khuôn viên nhà máy xử lý nước thải (cả 2 giai đoạn) và các hồ chức năng kết nối với công viên dọc kênh đào trung tâm, tạo nên một dải xanh mềm mại góp phần tôn thêm sự độc đáo của khu công nghiệp. Nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN với công suất 2000 m2/ngày.đêm sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường đảm bảo chất lượng nước đạt chuẩn theo quy định pháp luật. Hệ thống quan trắc nước thải liên tục truyền tải dữ liệu trực tiếp về Sở tài nguyên và Môi trường. Tổng diện tích của toàn bộ khuôn viên là 3 ha, ngoài công năng xử lý khu vườn còn là địa điểm thăm quan thực nghiệm, giáo dục kiên thức về môi trường, tiếp đón các đoàn khách là học sinh, sinh viên,… đến trải nghiệm, học hỏi, thực nghiệm kiến thức về môi trường. Đặc biệt, năm 2020, Khu vườn đạt kỷ lục Việt Nam là công trình nhà máy xử lý nước thải trong khuôn viên KCN thiết kế theo mô hình vườn Nhật đầu tiên tại Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, là khu công nghiệp sinh thái đi đầu với các sáng kiến bảo vệ môi trường, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền thiết kế và phát triển hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải sau xử lý. Cụ thể hơn, nguồn nước thải sau sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp được tập hợp tại nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp. Với quy trình và công nghệ xử lý tiên tiến, quy mô và công suất lớn, chất lượng nước đầu ra sau xử lý được nâng cao và đạt chuẩn. Nguồn nước này sẽ được ban quản lý khu công nghiệp lưu trữ tại hồ điều hoà có sức chứa lớn. Bên cạnh đó, nước từ hồ điều hoà còn được tái chế phục vụ cho cảnh quan, sau quá trình lọc, nước từ hồ điều hoà sẽ được bơm sang hồ nước trong khuôn viên vườn Nhật để nuôi cá Koi. Chính vì thế, có thể nói rằng vườn Nhật, nhà máy xử lý nước thải góp phần không nhỏ trong sự bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Bởi tại nơi đây, cụ thể hai hồ nước, với quy mô khác nhau nhưng lại rất đa dạng về sinh vật sinh sống và phát triển. Đặc biệt, đầu tiên phải kể đến hồ điều hoà, với dung tích chứa lớn, nơi đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá. Số lượng nhiều nhất là cá trê, các cá thể các trê sống trong môi trường nước thải sau xử lý nhưng phát triển rất tốt với khối lượng tương đối lớn. Cụ thể, phải kể đến các loài các trê: Cá trê đen (tên gọi khoa học là Clarias focus), cá trê trắng (Clarias batrachus). Ngoài ra, cá trắm cũng là loài sinh vật số lượng xếp thứ hai chỉ sau loài cá trê. Cá trắm đen với đa dạng về trọng lượng (10-30 kg).

Để kiểm tra, đo lường chất lượng và môi trường nước, có rất nhiều phương pháp quan trắc. Hiện nay, phương pháp quan trắc sinh học được sử dụng rất rộng rãi, ưu điểm hơn so với phương pháp lý hoá, do khai thác khả năng tích tụ chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và giá trị biểu hiện tác động của môi trường. Sinh vật được đóng vai trò như những giám sát viên liên tục có thể trả lời những ô nhiễm mang tính gián đoạn mà nhiều khi phân tích lý hoá không phát hiện được hết. Đặc biệt trong công tác quan trắc môi trường nước, sử dụng một số loại chỉ thị: Theo loài chỉ thị, theo tính chỉ thị. Phân tích về loại chỉ thị “theo tính chỉ thị” là sử dụng các sinh vật nhạy cảm (Biosensor) có sự nhạy cảm cao với những biến đổi của môi trường và sử dụng sinh vật tích tụ (Bioaccumulator) có khả năng tích luỹ các kim loại nặng trong cơ thể ở nồng độ cao hơn môi trường xung quanh. Tại hồ điều hoà có số lượng lớn cá thể tôm phát triển. Theo một số nghiên cứu sinh học, tôm là loài có chỉ thị sinh học cao, có độ nhạy với nguồn nước. Chúng chỉ sinh sôi và phát triển tốt tại môi trường nước an toàn. Theo nhiều nghiên cứu về độ nhạy của các cá thể này, các kết luận cho thấy sauthí nghiệm nuôi dưỡng loài tôm ở các môi trường nước với chất lượng nước khác nhau, vỏ của loài tôm sẽ có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc tương ứng với độ “sạch” củanước. Cụ thể với môi trường nước an toàn, vỏ tôm sẽ có màu sáng và trong, ngược lại khi sinh sống trong môi trường ô nhiễm, màu sắc vỏ tôm sẽ trở lên đậm và sẫm màu hơn. Như vậy xét theo loại chỉ thị trong quan trắc môi trường nước, sự tồn tại và phát triển của các cá thể tôm được coi là một sinh vật chỉ thị tiêu biểu. Nói rõ hơn, chất lượng môi trường nước sau xử lý được xác định dựa theo sinh vật chỉ thị có độ nhạy cao: Tôm. Từ các hình ảnh được chụp lại từ các cá thể tôm sinh sống tại hồ điều hoà khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, từ sự phát triển tốt và sinh sôi của loài tôm đến màu sắc sáng của vỏ tôm, chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường nước tại đây vô cùng an toàn. Cụ thể, chất lượng nước thải sau khi xử lý đã vượt qua các tiêu chí và kiểm định, trở thành môi trường sinh trưởng và phát triển cho các loài có độ nhạy cao như loài tôm.

Ngoài ra, ở vườn Nhật cũng như nhiều địa điểm khác trong khu công nghiệp cá Koi đã trở thành loài cá rất tiêu biểu. Chúng tồn tại và phát triển với đa dạng chủng loài. Đáng chú ý ở đây, như đã đề cập đến ở trên, số lượng cá Koi nhiều nhất phải kể đến hồ cá Koi được đặt tại khuôn viên vườn Nhật. Như một biểu tượng cho sự hợp tác giữa Nam Cầu Kiền và thành phố Kitakyushu Nhật Bản, cá Koi được đặt biệt nuôi dưỡng tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Và đặc biệt hơn nữa, khi loài cá cực kỳ ưa sạch như cá Koi lại được nuôi thả tại hồ chứa nước thải sau xử lý. Các loại cá Koi phải kể đến như: Kohaku, Sanke, Showa, Hikarimuji, Hikarimoyo, Kawarimono. Như vậy một lần nữa có thể khẳng định rằng môi trường nuôi dưỡng cá Koi đạt chuẩn và chất lượng nước đạt yêu cầu.

  • Đa dạng thực vật tại các công trình trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền.

Khu công nghiệp sinh thái vượt chỉ tiêu về quỹ đất cây xanh. Thông thường, các quy định về quỹ đất sẽ được áp dụng cho tất cả khu công nghiệp. Đó là số phần trăm tối thiểu về diện tích dành cho cây xanh. Tuy nhiên, không chỉ đáp ứng đủ diện tích cây xanh yêu cầu mà khu công nghiệp Nam Cầu Kiền vươtk chỉ tiêu với con số cực kỳ ấn tượng: 33% cho quỹ đất trồng cây xanh. Bên cạnh tập trung xây dựng hạ tầng xanh khu công nghiệp với các bản thiết kế, phân bố cây cây xanh có quy mô và quy hoạch, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền còn khuyến khích các nhà đầu tư trong khu công nghiệp trồng cây trong khuôn viên các doanh nghiệp, từ đó cũng đóng góp một phần đáng kể cho cảnh quan xanh khu công nghiệp.

Với lý do kể trên, khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền còn là một địa điểm phát triển đa dạng sinh học thực vật. Cụ thể, loài thực vật tại khu công nghiệp được phân chia thành nhiều tầng theo quy hoạch, bố trí tại các vi trí, địa điểm khác nhau dựa theo công dụng và mục đích của từng loài.

Đầu tiên phải kể đến các cây tầng cao, các cây cổ thụ, tạo cảnh quan tươi mát, bóng mát cho khu công nghiệp. Đó là hàng cây hoa gạo – một trong những biểu tượng tiêu biểu của khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Cây hoa gạo có tên khoa học là Bombax Ceiba, còn có tên gọi khác là cây Mộc miên, cây Pơ-lang, thuộc họ Gạo (Bombacaceae). Cây hoa gạo vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ, quen sống ở vùng nhiệt đới, sau này được du nhập qua nhiều nước trong châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam,... Bên cạnh đó còn có các loài cây như: Cây đa, Cây phượng hoàng lửa, huỳnh liên,…

Các cây tầng trung gian là loại thứ hai. Với tầng cây có tán rộng như vậy vừa tạo được cảnh quan đẹp, tạo bóng mát, hấp thu CO2 tốt.Vị trí thường được lựa trọn là xen kẽ khu vực đất cây xanh và đan xen tuyến đường giao thông.

Thứ ba là tầng thảm cỏ thực vật, dựa theo thống kê, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tổng cộng 4 ha thảm cỏ, góp phần rất lớn làm đẹp cảnh quan môi trường, tạo nên cảnh quan xanh cho khu công nghiệp.

Bên cạnh các tầng thực vật, các loài hoa cũng được ươm trồng trong khu công nghiệp. Rất nhiều loài hoa, phải kể đến loài hoa với số lượng lớn nhất: Hoa Lan. Trong khuôn viên khu công nghiệp, có tất cả trên 5000 giỏ hoa Lan, vườn Lan là nơi chuyên chăm bón và cũng là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen hoa Lan quý. Không những vậy, các loài hoa như: Thiên điểu, Râm Bụt, Cẩm Tú Cầu, cây hoa Phúc Lộc Thọ,…Tất cả cây xanh, các tầng cây và thảm thực vật phong phú đã góp phần điểm tô cho cảnh quan khu công nghiệp sinh thái. Sắc xanh của thực vật giúp cho một khu công nghiệp vốn được cho rằng chỉ có nhà máy, doanh nghiệp, nay như căng tràn nhựa sống, rực rỡ sắc xanh của hy vọng, của phát triển bền vững.