ISSN-2815-5823
Nguyễn Thùy
Thứ tư, 16h08 07/02/2024

BMP và Sovi ghi nhận lợi nhuận thăng hoa sau khi về tay người Thái

Cover image
Sau khi về tay người Thái, lợi nhuận của BMP và Sovi liên tục thăng hoa, chia cổ tức tiền mặt cho các cổ đông ở mức cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp được cải thiện mạnh đã góp phần quan trọng giúp lợi nhuận của 2 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong năm vừa qua.

Lợi nhuận liên tục tăng trong 2 năm qua

Năm 2023, Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP) đạt đỉnh lịch sử về lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu của công ty nhựa này được ghi nhận ở mức 5.156 tỷ đồng, so với năm 2022 đã giảm 12,6%. Tuy nhiên, nhờ giá vốn bán hàng giảm mạnh, Nhựa Bình Minh báo lãi ròng năm 2023 đạt 1.042 tỷ đồng, so với năm liền trước đã tăng phi mã 50%. Bên cạnh đó, EPS cũng đã tăng từ mức 8.481 đồng lên 12.717 đồng.

Trong năm vừa qua, biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh đạt 41,04%, con số này đã cải thiện đáng kể so với mức 27,68% trong năm 2022 cũng như 22,3% trong năm 2018.

Trong năm vừa qua, biên lợi nhuận gộp của Nhựa Bình Minh đạt 41,04%, con số này đã cải thiện đáng kể so với mức 27,68% trong năm 2022 cũng như 22,3% trong năm 2018 - năm Tập đoàn SCG thông báo chính thức thâu tóm công ty này thành công.

Tính tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của BMP đạt 3.255 tỷ đồng, so với hồi đầu năm đã tăng 211 tỷ đồng. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi là 2.011 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 62% cơ cấu tài sản. Hàng tồn kho của Nhựa Bình Minh là 364 tỷ đồng, giảm 37% so với thời điểm cuối năm 2022.

Tương tự như Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa (Sovi, mã chứng khoán: SVI) cũng ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của công ty này trong năm 2023 là hơn 132 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 14%. Ngoài ra, EPS của công ty này tăng từ mức 9.086 đồng lên 10.319 đồng. Năm 2023, biên lợi nhuận gộp của Bao bì Biên Hòa cũng được cải thiện đáng kể, từ mức 14,2% trong năm 2022 lên mức 17,34% trong năm 2023.

Tương tự như Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa (Sovi, mã chứng khoán: SVI) cũng ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng.

Điều đáng nói, cả Nhựa Bình Minh cùng Sovi tính đến thời điểm hiện tại đều đang nằm trong tay “đại gia” người Thái - đó chính là Tập đoàn SCG. Theo tìm hiểu, tập đoàn này kể từ đầu tháng 3/2012 đã bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh, sau đó vẫn không ngừng mua gom cổ phiếu của doanh nghiệp nhựa này.

Sau khi thành công ôm trọn lô cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần diễn ra vào hồi tháng 3/2018, Tập đoàn SCG đã chính thức thâu tóm được Nhựa Bình Minh. Vào thời điểm đó, ước tính tập đoàn đến từ Thái Lan đã phải chi ra tổng số tiền khoảng 2.800 tỷ đồng để hoàn thành thương vụ. Thời điểm hiện tại, SCG đang nắm giữ 55% vốn của Nhựa Bình Minh thông qua công ty con của mình là Nawaplastic.

Sau khi thành công thâu tóm Nhựa Bình Minh, Tập đoàn SCG lại tiếp tục “hành trình” của mình. Năm 2020, đại gia Thái Lan đã thông qua công ty thành viên TCG Solutions để thâu tóm Bao bì Biên Hòa (Sovi). Theo tìm hiểu, Sovi có tiền thân là nhà máy sản xuất bao bì giấy gợn sóng đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, TCG Solutions đang nắm giữ khoảng 94% cổ phần của SVI.

Liên tục chia cổ tức tiền mặt cho các cổ đông ở mức cao

Thực tế cho thấy, cả Nhựa Bình Minh và Bao bì Biên Hòa đều là những cái tên duy trì cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm cho các cổ đông. Đặc biệt, Nhựa Bình Minh còn được nhiều người biết đến là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt cao chót vót.

Mới ngày 12/12/2023 vừa qua, doanh nghiệp đầu ngành nhựa của Việt Nam cũng đã tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 65%.

Cụ thể, Nhựa Bình Minh trong năm 2022 gần như đã dành toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông. Tỷ lệ chia cổ tức là 84% bằng tiền mặt, tức là mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BMP sẽ được nhận về 8.400 đồng. Đây cũng là mức cổ tức cao kỷ lục trong một năm của Nhựa Bình Minh. Đợt chia cổ tức này đã giúp đại gia người Thái thành công “bỏ túi” 376 tỷ đồng.

Mới ngày 12/12/2023 vừa qua, doanh nghiệp đầu ngành nhựa của Việt Nam cũng đã tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 65%. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BMP sẽ được nhận về 6.500 đồng và Tập đoàn SCG tiếp tục thu về 293 tỷ đồng tiền cổ tức. Theo ước tính, tổng số tiền cổ tức mà “đại gia” Thái Lan thu về kể từ khi trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh đã lên tới gần 1.800 tỷ đồng. Với việc ghi nhận lợi nhuận khổng lồ trong năm 2023, khả năng thêm một năm chia cổ tức khủng tiếp theo của Nhựa Bình Minh là điều vô cùng dễ dàng xảy ra.

Với việc ghi nhận lợi nhuận khổng lồ trong năm 2023, khả năng thêm một năm chia cổ tức khủng tiếp theo của Nhựa Bình Minh là điều vô cùng dễ dàng xảy ra. (Ảnh minh họa)

Cũng trong tháng 6/2023, Bao bì Biên Hòa đã tiến hành thanh toán cổ tức năm 2022 cho các cổ đông. Được biết, công ty này trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 23,4%; tức là mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu SVI sẽ được nhận về 2.340 đồng. Sau đợt chi trả này, Tập đoàn SCG đã thành công thu về hơn 28 tỷ đồng tiền cổ tức.

Chưa dừng lại ở đó, đại gia Thái Lan còn “thắng lớn” khi cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh liên tục tăng vọt trong năm 2023. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/2/2024, cổ phiếu BMP đang đạt mức giá 108.000 đồng/cổ phiếu. Tính sơ sơ từ đầu năm 2023 cho đến nay, mã cổ phiếu BMP đã tăng gần gấp đôi thị giá. Theo đó, vốn hóa thị trường của Nhựa Bình Minh cũng đã tăng thêm hơn 4.600 tỷ đồng và lên mức xấp xỉ 8.800 tỷ đồng./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 03/05/2024