ISSN-2815-5823

Doanh nhân Nguyễn Anh Kết – Bạn đồng hành cùng nhà nông

Cover image
(KDPT) – Nguyễn Anh Kết đã áp dụng khoa học kỹ thuật để chế xuất các sản phẩm sinh học nhằm nâng cao sức đề kháng cho cây lúa và các loại cây trông. Đối với người nông dân. Ông là vị cứu tinh cho các sản phẩm nông nghiệp. Con đường từ nông dân đến nhà khoa học và trở thành doanh nhân.

Doanh nhân Nguyễn Anh Kết thực hiện chế độ 3 cùng với nông dân ở Buôn Ma Thuột

Từ trong gian khó đi lên, kết duyên với nghề

Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông hơn ai hết anh hiểu nỗi khổ của người dân “chỉ biết trông vào cây lúa”. Tuổi thơ của đứa trẻ sinh ra ở nông thôn vất vả bội phần. Khi mẹ anh sớm ra đi để lại sau lưng là người chồng với 5 đứa con thơ. Cuộc sống của mấy bố con phải cậy nhờ vào cây lúa. Làm lụng cả ngày nhưng chẳng đủ ăn. Không thể đếm được bao nhiêu lần anh phải xay lúa vào các buổi chập tối, cũng là bấy nhiêu lần anh mông lung với ý nghĩ “làm thế nào có thể giảm bớt công việc nặng nhọc và hết sức thủ công này”. Là người chăm học lại sáng dạ, anh đặc biệt say mê với những môn tự nhiên. Anh theo đuổi con đường học hành, lặng lẽ quan sát, nghiên cứu với một niềm tin và lòng say mê bất tận có thể giúp đỡ người nông dân quê nghèo bớt lam lũ khổ nhọc. Năm 1982, năm kỷ niệm đáng nhớ thời điểm anh phát minh thành công sản phẩm máy xay xát gạo bằng ru lô cao su. Bằng cách quan sát kỹ, phân tích nhanh, hiểu nguyên lý cơ bản anh đã biết tận dụng những kiến thức đã học, vận dụng sáng tạo thành những công cụ, dụng cụ có ích phục vụ bà con nông dân. Sau máy xay xát gạo bằng ru lô cao su, các sản phẩm mới như: máy tuốt luá, máy cày… lần lượt được anh cho “ra đời”, góp phần giảm bớt khó khăn, nặng nhọc trong công việc nhà nông, nâng cao năng suất và tạo niềm tin để bà con nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng.

Không chỉ phát minh ra các dụng cụ, công cụ trực tiếp phục vụ nông nghiệp, Nguyễn Anh Kết còn lăn lộn với đủ thứ nghề mà thời đó chưa ai dám làm hoặc ít người nghiên cứu: từ làm xà phòng, trồng nấm, làm men, nấu bia…tới vận tải. Với anh, nghề nào cũng xuất phát từ sự đam mê chinh phục những cái mới, đòi hỏi có sự sáng tạo thậm chí chấp nhận mạo hiểm nhưng cũng phải có kiến thức nhất định. Những năm đầu thập kỷ 80 Vụ Khoa học – Bộ Giao thông vận tải ký quyết định cho phép Nguyễn Anh Kết được tổ chức đóng mới, hoán cải lắp ráp xe vận tải nhỏ, xe ô tô từ 4 chỗ đến xe chở khách trên 30 chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của con người trong thời kỳ kinh tế của đất nước còn khó khăn. Vô tình trên con đường nghiên cứu một số sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp đã đưa anh đến với Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Anh được PGS.TSKH Phạm Gia Điền, TS. Trần Thị Tâm Viện Thổ nhưỡng Nông Hoá đã tích cực giúp đỡ cùng với sự cộng tác nhiệt tình của trung tâm, với mong muốn được tạo điều kiện và phát huy khả năng nghiên cứu trong môi trường mới với những phương tiện hiện đại nhằm tìm ra ngày càng nhiều sản phẩm có ích phục vụ cho sự phát triển ngành nông nghiệp nước nhà.

Sản phẩm của Công ty Thanh Hà được giới thiệu trên thị trường

Bác Hồ rất coi trọng vấn đề nông dân trong cách mạng và cũng rất coi trọng nông nghiệp. Theo Bác, nông nghiệp luôn có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Nước ta là một nước nông nghiệp, lấy “nghề nông là gốc”. Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11-4-1946, Bác viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Trong các bài nói, bài viết Người luôn nhấn mạnh đến vai trò của nông nghiệp bằng nhiều từ khác nhau: Nông nghiệp là gốc, nông nghiệp là chính, nông nghiệp là mặt trận chính, nông nghiệp là mặt trân cơ bản, nông nghiệp là việc quan trọng nhất…

Người “Cãi lão hoàn sinh” di sản lịch sử – Cây Đa Tân Trào

Cây đa Tân Trào là biểu tượng của cách mạng Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến và là niềm tự hào của người dân Tuyên Quang, đã đi vào thơ, vào nhạc và “ăn sâu” vào tâm tưởng người dân Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Dưới gốc đa này, chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.

Đầu năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng.

Trước tình hình trên, năm 2008, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức “Hội thảo khoa học phục hồi cây đa Tân Trào” với sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý lâm nghiệp, di sản văn hóa và sinh vật cảnh trong nước. Dù có rất nhiều phương án được đưa ra tại hội thảo như thay thế cây đa mới, cấy ghép sinh học, phục hồi bằng giải pháp sinh học kết hợp thay thế…, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như cơ quan quản lý chưa thể lựa chọn được phương án cuối cùng.

Đúng lúc khó khăn đó, Công ty cổ phần Thanh Hà đã đứng ra xin được “cứu chữa” cây đa Tân Trào. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định thành lập Tổ công tác theo dõi, giám sát quá trình chăm sóc, phục hồi sinh trưởng cây đa.

Sau nhiều năm “cứu chữa” và chăm sóc, đến nay cây đa Tân Trào lịch sử đã hồi sinh rất nhanh. Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào đến nay đã phát triển thành hai cụm rễ, đường kính mỗi cụm rễ 80-90 cm; diện tích tán lá rộng khoảng 30-40m2.

Ngoài sự chăm sóc hồi sinh cây đa Tân Tràn ông còn cứu sống nhiều cây quan trọng khác.

Sự hồi sinh kỳ diệu của cây đa Tân Trào lịch sử đánh dấu tên tuổi vang dội của Ông cũng như Công ty Thanh Hà. Điều quan trọng hơn nữa đó là đã bảo vệ được di sản văn hóa to lớn của Quốc gia.

“Bác sĩ” tài đức của nhà nông

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người. Và đối với Nhà khoa học, doanh nhân Nguyễn Anh Kết giá trị cốt lõi của ông được khẳng định trong chính cái tài – cái tâm của mình.

Suốt 20 năm say mê sáng tạo, tìm ra nhiều giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, Nguyễn Anh Kết đã đem đến cho nông dân Việt Nam những sản phẩm hiệu quả thiết thực phục vụ sản xuất. Với đầy “Trăn trở nỗi lo, chia sẻ rủi ro cùng nhà nông”, từ những chiếc máy xay xát bằng ru lô cao su, máy tuốt, máy cày… Phục hồi thành công Cây đa Tân Trào, “cứu lúa” trong dịch vàng lùn, xoắn lá, chữa bệnh phấn trắng trên chanh dây, cao su, chữa bệnh rụng trái ở cây quýt đường Đồng Nai, cây cam Hà Giang…Đến các sản phẩm hữu cơ sinh học bón cho cây trồng trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đều được bắt nguồn từ sự sáng tạo, lòng đam mê và ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng của người đã có nhiều “duyên nợ” với nhà nông

Nhiều nông trường cà phê ở Đắc Lắc đã được hồi sinh nhờ sử dụng sản phẩm Thanh Hà

Dù bận rộn trăm công nghìn việc nhưng hễ có thông tin vùng đất nào nông sản, cây quả bị bệnh cần cứu chữa là anh lại lên đường, đến tận nơi xem xét và đưa ra phác đồ điều trị. Mỗi một chuyến đi trở về, anh lại ăm ắp những dự định cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên biệt hóa sản phẩm cho riêng từng loại cây trồng.

“Nắm giữ” trong tay bí quyết công nghệ giúp nhà nông làm giàu, anh hỗ trợ biết bao nông dân khắp mọi miền trở thành tỷ phú ngay trên đồng đất quê hương mình nhưng không vì thế anh “cành cao cành bổng” với họ. Số máy di động của doanh nhân Nguyễn Anh Kết khác hẳn với các vị doanh nhân khác, nó đổ chuông từng phút, từng giây và đầu dây bên kia phần lớn là nhà nông với những câu hỏi cụ thể về cách sử dụng sản phẩm cứu chữa cho các loại cây mà họ đang trồng. Cuộc điện thoại nào cũng được doanh nhân Nguyễn Anh Kết lắng nghe, hướng dẫn một cách cặn kẽ. Những “ca” khó hơn, anh đều hẹn nhà nông sẽ cho kỹ thuật viên tới hướng dẫn tận nơi. Những hộ nông dân nghèo chưa có tiền đầu tư cứu chữa cây trồng của mình, anh đều cho sử dụng miễn phí một thời gian, khi có hiệu quả anh mới bán sản phẩm.

Được biết đến là nông dân, tỷ phú, doanh nhân Nguyễn Anh Kết với chính sách “ba cùng” với người nông dân: Cùng ăn, cùng ở, cùng người nông dân cải lão hoàn đồng, chăm sóc các giống cây. Không chỉ cây lúa, cà phê, hạt tiêu, mà cả cam Tuyên Quang, các loại cây ăn quả ở nông trường Kim Bôi (Hòa Bình)… Niềm say mê nghiên cứu, sự đồng cảm với người nông dân luôn níu kéo ông ở lại ba cùng với bà con nông dân cũng như các cán bộ kỹ thuật của các nông trường.

Chất nông dân đã in đậm ở ông, cho dù hằng ngày ông ở nhà lầu, đi xe ô tô xịn. Nguyễn Anh Kết – Bác sỹ của nhà nông, người đam mê nghiên cứu khoa học, gắn bó trọn đời vì sự sống của các giống cây, người giúp nhà nông làm giàu, tỷ phú nông dân.

Không chỉ là Nhà khoa học, người bạn đồng hành của nhà nông mà Nguyễn Anh Kết còn là một doanh nhân tài ba

Được đánh giá rất cao về tài năng trong nghiên cứu khoa học, cải tiến, nâng cao chất lượng, năng xuất của nghành nông nghiệp. Được nông dân Việt Nam tin tưởng, đón nhận và yêu quý. Những thành tự của Công ty Thanh Hà do Nguyễn Anh Kết điều hành cũng đánh dấu tên tuổi của Anh trên lĩnh vực kinh tế.Trong vận hành, phát triển doanh nghiệp. Trong cách xây dựng và quản lý công ty Thanh Hà, chắt lọc những kinh nghiệm từ thực tế, ngay từ ngày đầu mới hoạt động, Giám đốc Kết đã chủ động áp dụng theo phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm hướng đội ngũ lao động thực hiện công việc một cách sáng tạo, chuẩn mực và tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Không chỉ xây dựng bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, các vấn đề khác cũng thường xuyên được Công ty đầu tư, quan tâm như: mở rộng hệ thống đại lý trải khắp các tỉnh thành, xây dựng website chuyên nghiệp, mẫu mã sản phẩm đạt yếu tố thẩm mỹ và tiện dụng, hợp lý…Cùng với chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hợp túi tiền của nông dân, tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng Công ty Cổ phần Thanh Hà được bà con nông dân trong khắp các vùng miền biết đến. Bên cạnh các sản phẩm sinh học đóng vai trò chủ lực, Công ty Thanh Hà còn được biết đến với nhiều sản phẩm dệt may, thuỷ sản, nông nghiệp… từng bước góp phần nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Tỷ phú nông dân – Doanh nhân Nguyễn Anh Kết

Người năm giữ bí quyết làm giàu của các tỉ phú nông dân. Chế phẩm sinh học K–H, N- H, A- H là kết quả tích hợp của 3 công nghệ: công nghệ sinh học, công nghệ nano và công nghệ hóa học. Kết quả nghiên cứu đã được Bộ KH&CN hỗ trợ và cấp bằng độc quyền sáng chế và đã được ứng dụng thành công không chỉ ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, từng bước chinh phục thị trường quốc tế. Qua nhiều năm sử dụng chế phẩm AH, NH, KH trên cây lúa, người nông dân Campuchia đã tin tưởng sản phẩm của công ty Thanh Hà có thể giúp tăng năng xuất, chống dịch bệnh và cho cây trồng chất lượng cao. Công ty Lim Sothy Heng Hong đã ký kết hợp tác với công ty Thanh Hà nhập khẩu và nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ từ công ty Thanh Hà. Về lâu dài công ty Lim Sothy Heng Hong mong muốn sẽ đầu tư để làm nhà máy của công ty Thanh Hà tại Campuchia.

Sau thị trường Campuchia, công ty Thanh Hà đang làm các thủ tục để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Myanmar. Một doanh nghiệp lớn ở Mỹ cùng tìm tới công ty Thanh Hà và không ngần ngại ký hợp đồng triệu đô.

Công ty Thanh Hà là thành viên của tổ chức 4C toàn cầu coffeeassociation. Các chế phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Hà đã nhận được hai giải thưởng khoa học công nghệ VIFOTEC. Từ khi thành lập cho tới nay liên tục đưa ra những sản phẩm có ưu thế trên thị trường về cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất, liên tục ứng dụng công nghệ hữu cơ sinh học kết hợp với công nghệ cao vào sản xuất như: Công nghệ Enzim, Nano, đất hiếm. Đã tạo ra sản phẩm phân bón công nghệ cao một bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.

Theo doanh nhân Nguyễn Anh Kết, công ty là một doanh nghiệp vừa nghiên cứu vừa sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và lấy mục tiêu phục vụ nông dân, đặt cái tâm, lấy lợi ích của người nông dân lên hàng đầu. Thành công của người nông dân cũng chính là thành công của công ty.

Như vậy, Bằng sự nỗ lực không ngừng cùng với tài năng – tâm đức của bản thân. Nguyễn Anh Kết xứng đáng là một nhà Khoa học, một Doanh nhân làm theo tấm gương sáng của Hồ Chí Minh.

Thanh Hà

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

Longform
kinhdoanhvaphattrien.vn | 04/05/2024