Fed sẽ định hướng chính sách ra sao khi khủng hoảng ngân hàng hạ nhiệt?
Fed sẽ định hướng chính sách ra sao khi khủng hoảng ngân hàng hạ nhiệt? |
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ tiếp tục nâng lãi suất cơ bản đồng USD trong cuộc họp chính sách vào tuần này, cùng lúc đó, họ dự kiến sẽ tranh cãi về việc liệu như vậy có đủ để hãm chu kỳ nâng lãi suất mạnh tay nhất trong 40 năm.
Theo Wall Street Journal, chủ tịch Fed tại Cleveland – bà Loretta Mester khẳng định Fed đang tiến gần hơn đến cuối của quá trình siết chặt chính sách tiền tệ”.
Việc Fed sẽ gần hơn thế nào đến việc ngừng siết chặt chính sách tiền tệ sẽ là tâm điểm của cuộc tranh luận nội bộ Fed vào tuần này. Giới chức Fed nghĩ rằng các cuộc đối thoại về chính sách tương lai cũng có tầm quan trọng như quyết định thay đổi lãi suất thông thường.
Giới chức Mỹ nhiều khả năng sẽ để ngỏ các lựa chọn bởi họ còn phải tính toán đến các số liệu kinh tế, đồng thời phải cân nhắc đến các thông điệp được đưa ra từ tuyên bố sau cuộc họp cũng như khẳng định của chủ tịch Fed Jerome Powell tại cuộc họp với giới truyền thông dự kiến kết thúc vào ngày thứ Tư.
Việc tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm sẽ đưa lãi suất liên bang lên ngưỡng cao nhất trong 16 năm. Fed bắt đầu nâng lãi suất từ ngưỡng 0% vào tháng 3/2022.
Đầu ngày thứ Hai, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) đã thâu tóm ngân hàng First Republic và rồi bán cho JP Morgan Chase, việc này chắc cho người ta nhớ rằng căng thẳng trong ngành ngân hàng đang làm xấu đi triển vọng kinh tế.
Các quan chức thuộc Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục theo dõi những phản ứng trên thị trường tài chính sau khi họ đưa ra hướng ứng phó với vụ việc ngân hàng First Republic, cũng giống như họ từng làm trước các lần điều chỉnh lãi suất cơ bản đồng USD trước đây khi mà giới chức Thụy Sỹ sáp nhập ngân hàng đầu tư UBS và Credit Suisse.
Fed ứng phó với lạm phát bằng cách hạ nhiệt tăng trưởng nền kinh tế thông qua lãi suất cao hơn, điều kiện tài chính vì vậy thắt chặt hơn, chi phí lãi vay tăng, giá cổ phiếu giảm và đồng USD tăng mạnh làm suy giảm nhu cầu.
Cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn không ngừng tìm kiếm những dấu hiệu rõ ràng của sự suy giảm kinh tế và lạm phát nhằm đưa ra được lý do để ngừng nâng lãi suất.
Kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hạ nhiệt tăng trưởng, trong đó phải kể đến việc tiêu dùng người dân hạ nhiệt và hoạt động các nhà máy suy giảm. Tình hình tuyển dụng ổn định và mức lương tăng ấn tượng tuy nhiên có thể sẽ khiến cho lạm phát duy trì ở ngưỡng cao.
Trong dự báo công bố sau cuộc họp vào tháng 3/2023, rất nhiều quan chức thuộc Fed đã nghĩ rằng Fed cần phải nâng lãi suất ít nhất thêm một lần trước khi ngừng lại. Tuy nhiên sau tuần này, các quan chức có thể nghĩ họ đã đạt đến mức độ thắt chặt vừa đủ.
Một số quan chức của Fed trong khi đó nói rằng họ muốn xem nền kinh tế diễn biến ra sao trong mùa hè vừa qua trước khi quyết định liệu có cần thêm các đợt nâng lãi suất.
“Thục sự tôi không thấy lý do tại sao chúng ta cứ không ngừng phải nâng lãi suất và rồi bất chợt đổi hướng hạ lãi suất nhanh chóng”, chủ tịch Fed tại Philadelphia – ông Patrick Harker nhấn mạnh trong tuyên bố vào ngày 11/4/2023. Chính bản thân ông từng kỳ vọng Fed sẽ chỉ nâng lãi suất lên trên ngưỡng 5%.
Hiện tại chưa có nhiều bằng chứng cho thấy những biến động trong ngành ngân hàng Mỹ tháng 3/2023 dẫn đến việc tín dụng suy giảm ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Kết quả cuộc khảo sát các khoản vay cao cấp, khảo sát hàng quý liên quan đến xu thế của ngân hàng, sẽ được cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ khi họ có cuộc họp vào tuần này dù rằng nó sẽ không được công bố công khai cho đến sau cuộc họp của ngân hàng trung ương Mỹ.
Những giới chức hiện đang lo lắng về tác động của việc thắt chặt các điều kiện tín dụng nhiều khả năng sẽ tiếp tục vận động để Fed đưa ra thông điệp hãm đà nâng lãi suất.