ISSN-2815-5823
Duy Khánh, Minh Thành, Phương Thúy, Sơn Hà
Thứ tư, 09h26 04/10/2023

Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội

(KDPT) - Chính phủ Indonesia vừa ra quy định cấm giao dịch hàng hóa trên các nền tảng truyền thông xã hội. Quy định này, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3.10, được cho là nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ khỏi sự cạnh tranh từ thương mại điện tử.
Một người bán hàng đang livestream trên mạng xã hội tại trung tâm mua sắm ICT ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters.
Một người bán hàng đang livestream trên mạng xã hội tại trung tâm mua sắm ICT ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan nói: "Nền tảng thương mại xã hội có thể đặt các quảng cáo như tivi nhưng không được phép mang tính giao dịch. Họ không thể mở cửa hàng hay trực tiếp bán hàng".

Ông cũng khẳng định cần có sự tách bạch và "thương mại điện tử không thể trở thành mạng xã hội". Quy định mới này có hiệu lực ngay lập tức.

Chính phủ Indonesia nhấn mạnh việc định giá "săn mồi" (tức đặt giá thấp để loại bỏ cạnh tranh) trên mạng xã hội đang đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ông Hasan, quy định mới nhằm đảm bảo cạnh tranh "công bằng và chính đáng", đồng thời ngăn chặn "sự thống trị của thuật toán và ngăn việc sử dụng dữ liệu người dùng để kiếm lợi trong kinh doanh".

Các công ty vi phạm trước hết sẽ bị cảnh cáo và đối mặt với nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh.Quy định mới cũng yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử ở Indonesia đặt mức giá tối thiểu là 100 USD đối với một số mặt hàng nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, và tất cả sản phẩm được cung cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn địa phương. SCMP dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan nhấn mạnh: “Mạng xã hội chỉ được phép hỗ trợ quảng cáo song không được phép thực hiện giao dịch. Họ không được mở cửa hàng, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Giới chức Indonesia tin tưởng quy định mới sẽ tạo cơ hội phát triển cho hơn 64 triệu doanh nghiệp MSME trong nước vốn đóng góp tới 61% GDP, đồng thời ngăn chặn sự độc quyền của các công ty thương mại xã hội lớn khác.

Ngay lập tức, TikTok, ứng dụng thuộc công ty ByteDance (Trung Quốc), thông báo sẽ ngừng các giao dịch trên tính năng mua sắm của nền tảng chia sẻ video ngắn này tại Indonesia kể từ ngày 4/10. Tiktok Indonesia nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu là tuân thủ luật pháp và quy định của quốc gia sở tại. Do đó, họ sẽ ngừng các giao dịch thương mại điện tử trên tính năng mua sắm trực tuyến TikTok Shop Indonesia. Mặc dù vậy, Tiktok cũng cho rằng lệnh cấm của cơ quan chức năng Indonesia sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người bán hàng đã sử dụng TikTok Shop tại "đất nước vạn đảo".

Lệnh cấm bán hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội của Indonesia là một trở ngại khác đối với TikTok. Nền tảng này vốn đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ ở Mỹ và các quốc gia khác trong những tháng gần đây liên quan vấn đề bảo mật dữ liệu của người dùng.

Các nền tảng như Tokopedia, Shopee và Lazada hiện thống trị thị trường thương mại điện tử Indonesia, song TikTok Shop đã giành được thị phần đáng kể từ khi ra mắt vào năm 2021. Indonesia hiện trở thành một trong những thị trường lớn nhất thế giới của ứng dụng TikTok Shop và là thị trường đầu tiên thí điểm tính năng thương mại điện tử của ứng dụng này.

Theo số liệu của TikTok, Indonesia với 125 triệu người dùng là thị trường toàn cầu lớn thứ hai của ứng dụng này sau Mỹ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, ngày càng có nhiều lời kêu gọi cơ quan chức năng ban hành quy định quản lý mạng xã hội và thương mại điện tử khi những người bán hàng theo các phương thức truyền thống nhận thấy việc bán các sản phẩm rẻ hơn trên TikTok Shop và các nền tảng khác đang đe dọa sinh kế của họ.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 27/12/2024