ISSN-2815-5823

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

(KDPT) - Dưới đây đều là trải nghiệm mà họ nhận được sau những lần “tiêu tiền sai cách”.

Để có thể kiểm soát chi tiêu, nhiều người trẻ đã học theo lời khuyên ở trên mạng, áp dụng các phương pháp tiết kiệm tiền. Mặc dù vậy thì không phải phương pháp tài chính nào cũng đúng với số đông. Như 3 người trẻ ở dưới đây, mặc dù đã để ý chuyện quản lý tài chính cũng như chỉ rút ví cho các khoản chi vì cho rằng chúng sẽ tiết kiệm. Tuy nhiên, thực chất hành động này lại đang bào mòn ví tiền.

Thường xuyên mua đồ công nghệ secondhand

Ghi nhận, cách đây 3 năm, Phạm Chi (24 tuổi) sống tại Hà Nội vẫn là sinh viên Đại học và mong muốn đổi điện thoại mới bằng số tiền bản thân tích lũy từ công việc làm thêm. Sau thời gian cân nhắc thì cô đã quyết định mua chiếc điện thoại cũ từ người thân. 

Phạm Chi cho biết: “Đầu tiên, mình mua điện thoại từ một người quen - người mà mình đã tham khảo rất nhiều về sự lựa chọn mua đồ công nghệ như là máy tính, tai nghe... nên cũng có sự tin tưởng. Thứ hai đó là thời điểm đó mình chưa mua điện thoại nhiều. Cho nên khi tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin tham khảo về chỗ bán, dòng đời điện thoại thì mình bị hoang mang. Vậy là thấy người nhà bán điện thoại thì mình mua luôn cho đỡ công phải tìm hiểu. Cuối cùng, có 1 yếu tố quan trọng nữa đó chính là giá bán của chiếc điện thoại đó là 9 triệu đồng, tức là rẻ hơn so với mức giá ở trên thị trường 1 triệu đồng”. 

Săn sale đồ seconhand cũng khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng lạm chi. (Ảnh minh họa)
Săn sale đồ seconhand cũng khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng lạm chi. (Ảnh minh họa)

Mặc dù vậy, Phạm Chi đã nhanh chóng hối hận với quyết định này của mình. Bởi vì chỉ sau thời gian 2 tháng, màn hình điện thoại của cô nàng đã xuất hiện sọc xanh, camera sau bị mờ. 

Cô nàng này kể lại rằng: “Hôm đó, sau khi rút điện thoại thì mình phát hiện ra màn hình trước bỗng nhiên bị hỏng. Mình mang ra quán sửa thì họ báo phải mất 3 triệu đồng mới sửa được màn hình, nhưng sửa xong thì màn hình điện thoại cũng bị đơ và khó dùng”. 

Sau khi tham khảo lời khuyên từ bạn bè của mình, Phạm Chi đã quyết định sẽ tiếp tục dùng điện thoại đó cho đến khi nào đủ tiền mua máy mới. Vậy là cô nàng đã trả 9 triệu đồng cho một chiếc điện thoại chỉ dùng trong 1 tháng, chịu đựng cái màn hình sọc đến 1,5 năm sau mới đổi được. 

Cô nàng này ngẫm lại, ước rằng giá bản thân không mua máy cũ từ người quen. Bởi chỉ cần bỏ thêm 1 triệu đồng là cô có thể mua máy cũ, cùng dòng ở cửa hàng lớn nhưng có giấy bảo hành, chất lượng được đảm bảo. Và nếu như chịu khó bỏ thêm 2 triệu đồng nữa là có thể mua được máy mới.                                                                                                                                           

Đó là chưa kể đến việc, do mua bán máy cũ của người thân cho nên sau này khi sản phẩm hỏng, cả hai đã xảy ra tình trạng tranh chấp. 

Cô nàng này cho rằng sau trải nghiệm này, cô luôn cố gắng để mua các mặt hàng, đặc biệt là đồ công nghệ tại các cửa hàng lớn để có thể đảm bảo chất lượng. Ngoài ra cũng hạn chế mua bán với người thân bởi nếu sản phẩm dởm, hai bên sẽ khó có thể duy trì được mối quan hệ.

Lạm chi bởi ý định tiết kiệm nhờ săn đồ sale

Phương Ngân (25 tuổi) sống tại Hà Nội từng được bạn bè nhận xét là chiến thần săn sale bởi sở thích mua hàng giảm giá trên các sàn thương mại điện tử. Cách đây thời gian 1 năm, trừ đồ công nghệ thì hầu hết các món hàng Ngân đều ưu tiên mua sắm online bởi mức giá hời, sự tiện lợi do không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. 

Đáng chú ý, Phương Ngân cũng từng mê mẩn chốt đơn trên các phiên livestream của sàn thương mại điện tử, đến mức mà có thời điểm hầu hết tối nào cũng thấy cô nàng xem livestream. 

Tuy nhiên thì sau một thời gian dài bị cuốn theo vòng xoáy mua hàng trên livestream thì Phương Ngân đã nhận ra bản thân tốn 3-5 triệu đồng/tháng so với trước đây, không thể tiết kiệm tiền từ mức lương văn phòng còn chưa có dư dả. 

Thường xuyên săn sale sẽ khiến cho ví tiền của bạn bị cạn kiệt. (Ảnh minh họa)
Thường xuyên săn sale sẽ khiến cho ví tiền của bạn bị cạn kiệt. (Ảnh minh họa)

Đó là chưa kể đến việc, ưu đãi mua hàng trên livestream không hời giống như những gì mà nhà bán hàng đã nói. 

Cũng chính vì thế mà Phương Ngân đã phải rèn thói quen chỉ thực sự mua món đồ cần thiết. Bên cạnh đó, cô cũng đã giảm bớt tần suất xem livestream bán hàng vừa để tiết kiệm tiền lại có thời gian làm việc khác. 

Tự nấu ăn nhưng giá lại chát hơn cả cơm tiệm

Đó là câu chuyện của Trịnh Hà (25 tuổi) sống tại Hà Nội. Vào thời điểm đầu năm ngoái, bởi muốn tiết kiệm chi phí cho nên Trịnh Hà đã nảy sinh ý tưởng sẽ nấu đồ ăn trưa mang đi. Tuy nhiên thì với một người thiếu tính kiên nhẫn, không cẩn thận cũng như không biết nấu nướng như Trịnh Hà thì thói quen này còn gây sự lãng phí nhiều hơn. 

Cô nàng cho biết: “Một bữa ăn tự nấu cơm tốn trung bình từ 50-60 ngàn đồng, trong khi đó một phần cơm ngoài chỉ có giá 30-40 nghìn đồng. Mình nghĩ rằng tự nấu nướng sẽ tiết kiệm tuy nhiên do lần đầu học nấu ăn, mua quá nhiều nguyên liệu nên chi phí đội lên, chất lượng lại không quá cao”. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Tốn nhiều tiền cho đồ ăn nấu tại nhà cũng là một vấn đề. Bên cạnh đó, Trịnh Hà còn cảm thấy stress bởi phải sắp xếp thời gian buổi sáng để chuẩn bị bữa cơm trước khi ra ngoài. 

Cũng chính vì thế mà chỉ sau thời gian 2 tuần tự nấu nướng cơm trưa tại nhà, Trịnh Hà đã quay về đặt đồ ăn sẵn, trong khi bữa sáng vẫn giữ thói quen ăn nhẹ và uống cà phê. Cô nàng cho hay, bởi vì bản thân không ăn tối cho nên cô xem bữa trưa bên ngoài cũng giống như hình thức tự thưởng cho bản thân lúc bận rộn. Tương lai, nếu như khả năng nấu nướng được cải thiện thì cô có thể sẽ cân nhắc chuyện nấu cơm mang đi làm./.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 23/11/2024