Vai trò của công nghệ trong quá trình sản xuất thông minhDoanh nghiệp công nghệ số đặt mục tiêu chinh phục thế giới, mang tiền về Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh vẫn đang rất thu hút giới công nghệ và người dùng thông thường. Tuy nhiên, lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư mạo hiểm nhất trong quý I/2024 không phải AI, mà là mảng chăm sóc sức khỏe và công nghệ sinh học.

Số lượng kỳ lân khởi nghiệp AI vượt thương mại điện tử

Báo cáo Chỉ số kỳ lân toàn cầu Hurun (Hurun Global Unicorn Index) của Viện Nghiên cứu Hurun cho thấy, số lượng startup kỳ lân (công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên) mảng AI đạt 115 đơn vị. Như vậy đã vượt qua thương mại điện tử để lọt vào nhóm 3 lĩnh vực có số lượng kỳ lân nhiều nhất thế giới năm 2023. 

Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2023 đã có 1.453 kỳ lân trên thế giới, con số cao nhất từ trước đến nay. Tổng giá trị của các công ty này đạt 5.000 tỷ USD, tương đương GDP của Nhật Bản. 

Mỹ dẫn đầu toàn cầu với 703 startup kỳ lân, tiếp theo là Trung Quốc với 340 kỳ lân, thứ 3 là Ấn Độ với 67 kỳ lân. Trung Quốc có thêm 24 kỳ lân mới trong năm 2023, chủ yếu thuộc lĩnh vực AI, bán dẫn, năng lượng mới. Trong khi Mỹ đã tạo ra thêm 37 kỳ lân, thì Ấn Độ giảm 1 công ty. 

Mỹ dẫn đầu toàn cầu với 703 startup kỳ lân, tiếp theo là Trung Quốc với 340 kỳ lân, thứ 3 là Ấn Độ với 67 kỳ lân.
Mỹ dẫn đầu toàn cầu với 703 startup kỳ lân, tiếp theo là Trung Quốc với 340 kỳ lân, thứ 3 là Ấn Độ với 67 kỳ lân.

Công ty công nghệ giáo dục Byju’s của Ấn Độ được định giá hơn 22 tỷ USD vào năm 2022 đã bị loại khỏi danh sách kỳ lân, tức là công ty này hiện có giá trị chưa đến 1 tỷ USD.

Trưởng nhóm nghiên cứu của Hurun India - Ông Anas Rahman Junaid cho rằng, số kỳ lân không tăng chủ yếu vì thiếu sự đầu tư vào các startup ở Ấn Độ bất chấp mức cao kỷ lục vừa đạt được của thị trường chứng khoán nước này. Ông cũng lưu ý, có hơn 100 kỳ lân trên thế giới, nhất là tại Mỹ, là do các doanh nhân công nghệ của Ấn Độ sáng lập.

Top 5 thành phố được nhiều kỳ lân lựa chọn để hoạt động là San Francisco (190 kỳ lân), New York (133), Bắc Kinh (78), Thượng Hải (65) và London (46).

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hurun chỉ ra 2 lĩnh vực tạo ra nhiều startup kỳ lân nhất là công nghệ tài chính (fintech) với 185 công ty và phần mềm dưới dạng dịch vụ với 139 công ty. 

Đáng chú ý, mảng AI đã vượt qua thương mại điện tử để vào top 3 lĩnh vực có số kỳ lân dẫn đầu. Tính đến cuối năm 2023, có 115 kỳ lân AI hoạt động trên toàn thế giới.

Rupert Hoogewerf - người sáng lập Viện Nghiên cứu Hurun cho hay: “Mỹ đã chiếm một nửa số kỳ lân toàn cầu, dẫn đầu với mảng phần mềm dưới dạng dịch vụ, fintech và AI. Trung Quốc chiếm 1/4, dẫn đầu là AI, bán dẫn và năng lượng mới. Phần còn lại của thế giới chiếm 1/4, dẫn đầu là fintech và thương mại điện tử”. 

Hoogewerf nhấn mạnh, AI đã có một năm 2023 bùng nổ với OpenAI của Mỹ dẫn đầu. Tại Trung Quốc, 2 kỳ lân đang dẫn đầu trong quá trình đổi mới các sản phẩm giống ChatGPT là Moonshot AI và MiniMax. 

Theo Wang Peng - nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội Bắc Kinh, sự gia tăng số kỳ lân tại Trung Quốc đã cho thấy sự năng động và sức mạnh công nghệ của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. 

Các kỳ lân Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn trong các lĩnh vực như AI, năng lượng mới hay công nghệ sinh học, tạo động lực mới hỗ trợ phát triển kinh tế toàn cầu.

Chỉ số kỳ lân toàn cầu Hurun cho thấy, Công ty công nghệ ByteDance (trụ sở tại Bắc Kinh) được định giá 220 tỷ USD, đang là chủ sở hữu của TikTok, vẫn là kỳ lân lớn của thế giới; Tiếp theo là Công ty công nghệ tên lửa và vệ tinh SpaceX của Elon Musk được định giá 180 tỷ USD;

Startup có giá trị tăng nhanh nhất là nhà phát triển ChatGPT - OpenAI khi tăng 14 bậc, đứng vị trí thứ 3 với định giá 100 tỷ USD; Vị trí thứ 4 là Tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group - đơn vị liên kết của Alibaba; Nền tảng mua sắm thời trang nhanh Shein của Trung Quốc ở vị trí thứ 5. 

Các kỳ lân khác của Trung Quốc như Công ty công nghệ tài chính WeBank với sự hậu thuẫn từ Tencent, giữ vị trí thứ 10.

Các nhà đầu tư sở hữu nhiều kỳ lân nhất trong danh mục đầu tư là Công ty đầu tư Tiger Global Management của Mỹ, Tập đoàn công nghệ SoftBank Group của Nhật Bản và Công ty đầu tư mạo hiểm HongShan (Sequoia Capital China). Các doanh nghiệp lớn này lần lượt có cổ phần ở 205, 169 và 125 kỳ lân.

66 tỷ USD tài trợ toàn cầu trong quý I/2024

Dữ liệu mới từ Crunchbase cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ sinh học thu hút được 15,7 tỷ USD, đã vượt qua mảng AI. Trong tổng nguồn tài trợ toàn cầu quý I/2024 là 66 tỷ USD, các công ty chăm sóc sức khỏe và công nghệ đã chiếm tới 24% tổng số vốn.

Các công ty AI chỉ chiếm 17% khi huy động được 11,4 tỷ USD. Các startup AI nổi bật đã thu hút về số vốn đáng kể như Moonshot AI (trụ sở tại Bắc Kinh) - công ty mô hình ngôn ngữ lớn đã huy động được 1 tỷ USD do Alibaba dẫn đầu; Công ty robot hình người Figure (trụ sở tại Thượng Hải) - công ty tạo ra đồng hành AI và hình đại diện, huy động được 600 triệu USD ở một vòng khác do Alibaba dẫn đầu.

Mảng AI vẫn phát triển rất mạnh, song chủ yếu là trên mặt trận hợp nhất doanh nghiệp.
Mảng AI vẫn phát triển rất mạnh, song chủ yếu là trên mặt trận hợp nhất doanh nghiệp.

Nguồn tài trợ này nhìn chung sụt giảm 20% so với cùng kỳ năm 2023. Quý I/2023 ghi nhận tài trợ toàn cầu đạt 82,1 tỷ USD.

Trong số những startup đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Mirador Therapeutics  (trụ sở tại San Diego) đã huy động được 400 triệu USD trong vòng Series A vào tháng 3. Họ tập trung phát triển và kinh doanh các loại thuốc dành cho những người bị suy giảm miễn dịch.

Theo Fierce Biotech, các giao dịch lớn vẫn diễn ra vào đầu tháng 4. Nhà phát triển các liệu pháp kháng thể và Alterome Therapeutics, chuyên điều trị các bệnh ung thư - Diagonal Therapeutics đã lần lượt huy động được 128 triệu USD và 132 triệu USD trong vòng 1 tuần.

Mảng AI vẫn phát triển rất mạnh, song chủ yếu là trên mặt trận hợp nhất doanh nghiệp. Cụ thể, Microsoft “thuê” 2 nhà đồng sáng lập và phần lớn nhân viên của Inflection AI - nhà phát triển chatbot trợ lý thông minh; Amazon kết thúc vòng tài trợ vốn trị giá 4 tỷ USD cho Anthropic (trụ sở tại San Francisco) - nhà phát triển mô hình ngôn ngữ lớn và chatbot có tên Claude. Trong khi nhà phát triển robot hình người Hình, công bố hợp tác với OpenAI vào tháng 2, đã được tài trợ mới với 675 triệu USD, theo Crunchbase.

Triển vọng từ thị trường IPO

Theo Crunchbase, vẫn chưa thể dự đoán được sự trở lại của thị trường IPO trong năm 2024. Tuy nhiên, vào những ngày cuối cùng của quý I, hai startup được hỗ trợ bởi quỹ đầu tư mạo hiểm đã chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán và thị giá cổ phiếu tăng đáng kể trong ngày đầu tiên.

Cổ phiếu của Astera Labs (hoạt động được 6 năm, trụ sở tại Santa Clara, California) đã tăng 72% trong ngày đầu giao dịch trên sàn. Cổ phiếu của trang tin tức xã hội Reddit (hoạt động được 18 năm, trụ sở tại San Francisco) đã tăng 48% vào cuối ngày giao dịch.

Astera Labs hiện tăng gần gấp đôi so với gia ngày đầu lên sàn, còn Reddit đã mất một phần lợi nhuận trong ngày đầu tiên. 

Không chỉ có thị trường IPO sôi động trở lại vào cuối quý đầu tiên. Có thông tin Andreessen Horowitz đang huy động 7 tỷ USD từ các quỹ mới; Công ty tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator đang huy động 2 tỷ USD từ 3 quỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy vốn mạo hiểm vẫn được xem là tài sản hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hàng đầu.

Trong khi mảng AI, hoạt động thị trường đại chúng và môi trường gây quỹ đang có nhiều dấu hiệu tích cực, thì nhiều nhà đầu tư vẫn phải đối mặt với tình trạng thanh khoản kém từ năm 2022. Khi các nhà đầu tư tập trung vào thanh khoản thì các nhà sáng lập tiếp tục phải “chiến đấu’ trong với môi trường tài trợ đầy thách thức./.