Kế hoạch hành động phát triển KTXH vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ
Là một trong 06 vùng kinh tế của Việt Nam, Trung du và Miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. |
Cụ thể, về hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng, gồm 03 nhiệm vụ: Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2023; thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022; báo cáo rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng trung du và miền núi phía Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ quý II/2023.
Về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng, gồm 02 nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách về phát triển công nghiệp vùng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng, trình Bộ trưởng Bộ KH&ĐT trong giai đoạn 2023-2025; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách về phát triển các ngành dịch vụ và thương mại của vùng theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa, đẩy mạnh liên kết hoạt động du lịch giữa các tỉnh trong vùng, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trình Bộ trưởng Bộ KH&ĐT trong giai đoạn 2022-2025.
Trên cơ sở những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết 96/NQ-CP; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng giao thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT có trách nhiệm tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch.