ISSN-2815-5823
VIỆT ANH
Thứ năm, 10h16 26/10/2023

Chuyển đổi số doanh nghiệp: Tư duy hay công cụ?

(KDPT) - Ngày 25/10/2023, 1Office kết hợp cùng Viet Nam DX Group tổ chức sự kiện “Chuyển Đổi Số: Tư duy hay Công cụ” và thu hút sự tham gia đông đảo từ cả người làm kinh doanh, chuyên gia công nghệ, và cả những người quan tâm đến cuộc cách mạng số hóa hiện đại.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số hiện nay

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Trung Thắng, Founder & CEO của Viet Nam DX Group nhấn mạnh rằng công nghệ chỉ là một công cụ, và tinh thần, khả năng thích nghi của con người là điểm độc đáo và quan trọng nhất. Ông chia sẻ về việc tạo ra môi trường cho con người phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số.

Ông Lê Trung Thắng, Founder & CEO Viet Nam DX Group

Có thể thấy chuyển đổi số đóng vai trò lớn trong các doanh nghiệp hiện nay: Giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, tối ưu năng suất làm việc của nhân viên, gia tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong bài chia sẻ của ông Lê Trung Thắng, ông đã đề cập đến mô hình Chuyển đổi số của Microsoft và tập trung vào vai trò quan trọng của con người trong quá trình chuyển đổi số. Ông thể hiện rõ rằng con người nằm ở trung tâm của mọi hoạt động liên quan đến công nghệ.

Bao gồm Customer Experience (CX) – Trải nghiệm khách hàng: Công nghệ phải được áp dụng để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, đối tác, và nhà cung cấp. Điều này giúp cải thiện sự hài lòng của họ; Employee Experience (EX) – Trải nghiệm nhân viên: Chuyển đổi số cũng phải mang lại niềm hạnh phúc cho những người làm việc trong tổ chức, từ nhà đầu tư, ban lãnh đạo, quản lý cho đến nhân viên. Công nghệ giúp tối ưu hóa quá trình làm việc và tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân; Tối ưu hóa vận hành nội bộ: Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình vận hành nội bộ của tổ chức, đồng thời hỗ trợ chuyển đổi mô hình kinh doanh bên ngoài.

Ông Thắng cũng đề cập đến 5 phương diện chuyển đổi quan trọng cho trường kinh doanh gồm: Khách hàng: Tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng, dựa trên thông tin và phản hồi của họ để cải thiện sản phẩm và dịch vụ. Cạnh tranh: Hiểu và phản ứng nhanh với sự cạnh tranh trong ngành bằng cách sử dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất và tích hợp các giải pháp đổi mới. Dữ liệu: Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh, dự đoán xu hướng và điều chỉnh sản xuất, cung ứng, và quản lý rủi ro. Đổi mới sáng tạo: Khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong tổ chức, từ việc phát triển sản phẩm mới đến quy trình làm việc hiệu quả hơn. Tuyên bố giá trị: Xác định giá trị cốt lõi của tổ chức và đảm bảo rằng chuyển đổi số tương thích với giá trị này để giữ vững danh tiếng và uy tín.

Công nghệ số hóa quy trình giúp tối ưu vận hành doanh nghiệp

Tại sự kiện, ông Chu Tiến Long – Giám Đốc Chuyển Đổi Số công ty 1Office đã trình bày các phương pháp và thực tiễn hiệu quả để chuyển đổi các quy trình kinh doanh truyền thống thành các quy trình số hóa, giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và sáng tạo. Quản trị tổng thể All-In-One đang là xu hướng và là điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số. Hiện nay, 1Office đang có lợi thế với mô hình All-In-One giải quyết mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp chỉ trong một phần mềm duy nhất.

Giải pháp quy trình 10ffice BPM

1Office BPM cung cấp một số tính năng quan trọng, bao gồm màn hình cài đặt trực quan dưới dạng biểu đồ giúp người dùng dễ dàng số hóa mọi quy trình trong tổ chức. Theo ông Long, số hóa quy trình sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Với việc số hóa, sẽ dễ dàng áp dụng quy trình vào thực tiễn vận hành do không yêu cầu đào tạo cho người mới tham gia và giám sát cũng dễ dàng hơn. Quy trình số hóa giúp công việc trở nên trơn tru và mượt mà, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Bên cạnh đó, sẽ tăng cường khả năng đánh giá chính xác từng công việc, ngăn ngừa tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và tránh việc đổ lỗi cho nhau. Hệ thống cảnh báo thông minh giúp ngăn ngừa việc quên công việc hoặc bỏ sót công việc. Dựa vào báo cáo thống kê, tổ chức có thể cải tiến quy trình để chúng trở nên phù hợp và tối ưu hơn.

Ngoài ra, Office cung cấp bộ thư viện tài nguyên các quy trình mẫu, bao gồm quy trình được xây dựng bởi các chuyên gia và quy trình do khách hàng chia sẻ. Điều này giúp tổ chức dễ dàng sử dụng các quy trình mẫu đã được kiểm chứng.

Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Để số hoá doanh nghiệp một cách thuận lợi và trơn tru nhất không thể thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Theo bà Trần Thị Trang – Trưởng Phòng Hỗ Trợ Khởi Nghiệp Sáng Tạo, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP Hà Nội chia sẻ cái nhìn rõ hơn về cách chính phủ và các tổ chức địa phương hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp thông qua việc chuyển đổi số.

Theo đó, cần đẩy mạnh truyền thông khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Phát triển đội ngũ nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo. Phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, mặt bằng cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo,... Hỗ trợ các ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ và sản phẩm. Hỗ trợ tài chính và thúc đẩy hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Bà Trang nói.

Nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, đây chính là thời điểm quan trọng để Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp khoa học công nghệ của khu vực. Để có thể tăng cường đổi mới sáng tạo và chuyển đổi nền kinh tế số, đưa các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì Chính phủ cần xây dựng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như chính sách ưu đãi thuế, chính sách tín dụng và một số chính sách hỗ trợ khác.

Các doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường đặt hàng, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển thị trường sản phẩm đổi mới sáng tạo, kết nối các dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 27/07/2024