ISSN-2815-5823
Việt Anh
Thứ năm, 13h58 04/07/2024

Công nghệ 5G định hình lại bức tranh của nền công nghiệp 4.0

(KDPT) - Công nghiệp 4.0 đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được đặc trưng bởi sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào quy trình sản xuất.

Công nghệ 5G hứa hẹn mở ra những tiềm năng to lớn 

Công nghệ 5G được nhắc tới rất nhiều trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó được xem như là một chìa khóa quan trọng giúp con người truy cập với IoT (Internet vạn vật). Mạng 5G đã trở nên thịnh hành từ năm 2020 và ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực.

Công nghệ 5G đang làm chuyển đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp 4.0 trong những năm tiếp theo với những tính năng vượt trội hơn so với mạng 4g. Và trên thế giới hiện nay, 5G được kỳ vọng như một bước đột phá để thay thế mạng 4g ở hiện tại.

Công nghệ 5G định hình lại bức tranh của nền công nghiệp 4.0 - ảnh 1

Sự hội tụ của công nghệ 5G và sản xuất thông minh đang định hình lại bức tranh công nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới được gọi là Công nghiệp 4.0. Các công ty khởi nghiệp đang đi đầu trong sự chuyển đổi này, tận dụng sức mạnh của 5G để nâng cao khả năng kết nối, cải thiện hiệu quả và mở ra những khả năng chưa từng có trong sản xuất thông minh.

Công nghiệp 4.0 đại diện cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được đặc trưng bởi sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào quy trình sản xuất. Nó bao gồm việc sử dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) để tạo ra các nhà máy thông minh, kết nối có thể hoạt động hiệu quả hơn và thích ứng với các nhu cầu sản xuất năng động.

Phát triển IoT nhờ công nghệ 5G

Với thị trường thiết bị điện tử, mạng 5G thay đổi các cách thức giao tiếp truyền thống thông qua những ứng dụng được kết nối. Các ứng dụng được kết nối đã mang lại cho người tiêu dùng sự thoải mái, tiện lợi và mới mẻ. Đặc biệt, công nghệ 5G là công cụ đắc lực phục vụ cho sự phát triển của IoT (Internet vạn vật).

Để đảm bảo trải nghiệm tốt cho người sử dụng, các nhà cung cấp và doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ giải quyết kịp thời các rủi ro trong việc kết nối một số lượng lớn các thiết bị, kết nối an toàn, quyền riêng tư dữ liệu, chuyển đổi từ những cái hệ thống cũ sang hệ thống thông minh hơn và bắt kịp với những công nghệ đang phát triển.

Về mảng truyền thông của công nghiệp, mạng di động 5G dùng riêng được coi là lựa chọn hàng đầu và đáng tin cậy nhờ các yêu cầu về tính bảo mật và quyền riêng tư cao, nó chỉ sử dụng trong nội bộ của các một doanh nghiệp, hoàn toàn độc lập riêng biệt với các mạng di động công cộng, cung cấp chất lượng dịch vụ cao và dễ dàng bảo trì hơn trong quá trình khai thác.

Thiết bị và cảm biến được kết nối

Các công ty khởi nghiệp đang triển khai hàng loạt các thiết bị và cảm biến kết nối trên dây chuyền sản xuất, cho phép thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Những thiết bị này tạo ra các phân tích giá trị về quy trình sản xuất, tình trạng máy móc và hiệu quả tổng thể.

5G cung cấp khả năng kết nối hàng triệu thiết bị trong nhà máy, từ rô-bốt, cảm biến đến máy móc, tạo ra một mạng lưới IoT trong công nghiệp (IIoT) khổng lồ. Việc thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực từ các thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất hoạt động, dự đoán sự cố, tối ưu hóa quy trình sản xuất và đưa ra quyết định kịp thời.

Công nghệ 5G và tự động hóa dựa trên AI

5G và tự động hóa dựa trên AI là những công nghệ đột phá có tiềm năng to lớn để cách mạng hóa ngành sản xuất. Việc ứng dụng hiệu quả hai công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất, giảm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.

Sự kết hợp giữa công nghệ 5G và tự động hóa dựa trên AI được xem là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sản xuất thông minh thế hệ mới, mang đến bước tiến đột phá cho ngành sản xuất.

Sự kết hợp giữa 5G và tự động hóa dựa trên AI mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sản xuất thông minh, bao gồm:

1. Phát triển các nhà máy thông minh: 5G và AI giúp kết nối mọi thiết bị trong nhà máy, tạo ra hệ thống sản xuất thông minh, tự động hóa và hiệu quả.

2. Tăng cường khả năng tùy chỉnh sản phẩm: AI giúp phân tích dữ liệu khách hàng và cá nhân hóa sản phẩm theo nhu cầu của từng người.

3. Nâng cao trải nghiệm khách hàng: 5G và AI giúp cung cấp dịch vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả và được cá nhân hóa.

4. Phát triển các mô hình kinh doanh mới: 5G và AI mở ra cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới dựa trên dữ liệu và dịch vụ thông minh.

Ứng dụng 5G IoT cho nông nghiệp thông minh

Các thiết bị gắn công nghệ 5G hỗ trợ giám sát môi trường nhằm giúp cho cây có được sự tăng trưởng phát triển cân đối, phát hiện các loại bệnh ở cây và động vật kịp thời.

Công nghệ 5G hỗ trợ các máy móc nông nghiệp thực hiện các biện pháp áp dụng vào nông nghiệp, cụ thể là các hệ thống làm việc tự động mà không cần sự can thiệp của con người, giúp giảm thiểu rủi ro nhất định.

Hơn nữa các dây chuyền tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp hỗ trợ các chủ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí ở mức tối đa. Các máy kéo tự vận hành đảm nhận công việc gieo hạt, còn các máy bay không người lái được trang bị các cảm biến giúp giám sát vụ mùa.

Một số loại máy móc khác có khả năng lấy mẫu đất và lúa mạch để phân tích tìm ra loại phân bón nào và loại thuốc trừ sâu phù hợp. Trong khi đó, máy gặt đập liên hợp tự hành sẽ đảm nhận công việc thu hoạch.

Ứng dụng công nghệ 5G trong lĩnh vực y tế

Mạng 5G kết hợp với công nghệ điện toán biên (Điện toán biên được thiết kế và xây dựng nhằm tối ưu hoá hệ thống điện toán đám mây bằng cách cho phép xử lý, tính toán dữ liệu tại vùng biên – nơi gần với nguồn phát sinh dữ liệu và nhận yêu cầu xử lý nhất), giúp cho việc hỗ trợ các bác sĩ trong việc phẫu thuật từ xa có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các cánh tay robot kết hợp với cảm biến xúc giác chính xác và tiết kiệm thời gian.

Công nghệ 5G định hình lại bức tranh của nền công nghiệp 4.0 - ảnh 2

Có thể hỗ trợ các máy móc trong việc phẫu thuật cũng như nội soi tới địa điểm chính xác của các vùng bị thương. Công nghệ mạng 5G có thể hỗ trợ khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân tại nhà, theo dõi chế độ ăn uống, tim mạch từ đó đưa ra giải pháp cân bằng nó.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh, hệ thống xe cứu thương trên cả nước đang đối mặt với nhiều thách thức. Các xe cấp cứu sử dụng mạng 5G để thực hiện một cách hiệu quả việc trực quan hóa các hoạt động cứu chữa bệnh cho các bệnh nhân khi đang đang di chuyển.

Điều này đã thay đổi phương thức vận chuyển bằng xe cứu thương truyền thống và nâng cao hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân trong trường hợp khẩn cấp.

Ứng dụng công nghệ 5G trong giáo dục

Mạng 5G đã mở đường cho xu hướng lớp học thông minh dựa trên các nền tảng hỗ trợ cho việc học từ xa. Giáo viên và học sinh có thể kết nối và cùng trao đổi với nhau qua các ứng dụng học tập mà không cần phải trực tiếp đến trường. Với số lượng lớn người truy cập, 5g sẽ giúp chúng ta có một kết nối hoàn hảo giảm thời gian chết do bị tắc nghẽn mạng, các buổi học diễn ra theo đúng thời gian và tiến độ.

Mặt khác, công nghệ 5G sẽ thúc đẩy công nghệ IoT được sử dụng nhiều hơn, dần dần kết hợp robot vào lớp học trong vai trò là trợ lý giảng dạy.

Cụ thể, ở Phần Lan, các trường học đang thí điểm ý tưởng này thông qua Elias, một chú robot hỗ trợ trong môn toán và ngôn ngữ. Robot Elias cho phép học sinh nhỏ tuổi tham gia vào các cuộc hội thoại tự nhiên, đồng thời tạo thêm sự hứng khởi thông qua những bài múa sôi động và trò chơi thú vị.

Thách thức và cơ hội cho công nghệ 5G

Mặc dù, việc triển khai 5G trong sản xuất thông minh mang đến nhiều lợi ích tiềm năng, nhưng cũng đi kèm với một số thách thức cần được giải quyết:

1. Chi phí đầu tư: Việc triển khai cơ sở hạ tầng 5G đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, bao gồm mua sắm thiết bị mới, nâng cấp hệ thống hiện có và đào tạo nhân viên. Điều này có thể tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Bảo mật mạng: Mạng 5G có thể dễ bị tấn công hơn các mạng 4G truyền thống do lượng dữ liệu lớn được truyền tải và tính phức tạp của hệ thống. Việc đảm bảo an ninh mạng cho các thiết bị và dữ liệu trong môi trường sản xuất là vô cùng quan trọng.

3. Tích hợp hệ thống: Việc tích hợp mạng 5G với các hệ thống sản xuất hiện có có thể gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về giao thức và chuẩn mực. Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc phát triển phần mềm và giải pháp để đảm bảo sự tương thích và hoạt động trơn tru.

4. Thiếu hụt nhân lực: Việc triển khai và vận hành mạng 5G đòi hỏi nguồn nhân lực có chuyên môn cao về mạng di động, an ninh mạng và tự động hóa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có kỹ năng này còn đang thiếu hụt, đặc biệt là ở các khu vực không có nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao.

5. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Việc áp dụng 5G trong sản xuất đòi hỏi sự thay đổi về văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới và thích ứng với công nghệ mới. Điều này có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt là với các doanh nghiệp có văn hóa truyền thống.

Với những lợi thế vượt trội, công nghệ 5G đang dần cho thấy những bước tiến triển đột phá trong nhiều lĩnh vực. Con người đang đặt rất nhiều kỳ vọng về việc phổ biến công nghệ 5G rộng rãi hơn và khai thác tốt hơn các tiềm năng của nó. Hứa hẹn trong tương lai, 5G sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn cho cuộc sống./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 07/07/2024