Nikkei: Việt Nam đã chính thức bước vào đường đua phát triển trí tuệ nhân tạo ở Châu Á
“Bùng nổ” làn sóng trí tuệ nhân tạo
Có thể thấy, Việt Nam đã tham gia vào đường đua phát triển các chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) ở Châu Á nhằm phục vụ cho ngôn ngữ cũng như văn hóa địa phương, giảm bớt đi sự phụ thuộc vào các dịch vụ do các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ cung cấp.
Theo tờ Nikkei, ViGPT của doanh nghiệp Việt Nam đã gây xôn xao dư luận vào thời điểm ra mắt. Trong khi đó thì Sputnik cũng đưa ra lưu ý rằng trong năm 2023, ChatGPT của OpenAI đã tạo nên làn sóng ở trên thị trường công nghệ toàn cầu.
Còn hãng thông tấn Sputnik của Nga cũng đưa ra đánh giá việc ra mắt các ứng dụng do Việt Nam phát triển chính là tín hiệu tích cực, thể hiện được sự nỗ lực của các đơn vị công nghệ trong nước nhằm mục đích giảm dần sự phụ thuộc vào sản phẩm nước ngoài cũng như nâng cao tính chính xác của các thông tin chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Ghi nhận, ViGPT được phát triển bởi VinBigData (VBD) - đây chính là đơn vị thiết kế chương trình tương tác với người dùng bằng tiếng Việt. Và ViGPT được cho là chương trình AI nội địa đầu tiên được cung cấp cho công chúng.
Tờ Nikkei nhận định, Việt Nam đã chính thức bước vào đường đua phát triển trí tuệ nhân tạo ở Châu Á - đây là nơi mà các ông lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang tham gia. (Nguồn ảnh: Kinh tế Đô thị) |
Và theo như ước tính từ Bloomberg Intelligence, thị trường toàn cầu về AI tổng hợp cũng đang mở rộng 42% mỗi năm. Dự kiến, thị trường sẽ đạt mức 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2032, gấp khoảng 32 lần quy mô 40 tỷ USD trong năm 2022.
Thống kê, dẫn đầu là các công ty công nghệ của Mỹ như là OpenAI, Google và Amazon.com cùng những công ty có nguồn vốn, nhân tài dồi dào để có thể thâm nhập vào thị trường. Có nhiều công ty ở trên khắp thế giới cũng sử dụng ChatGPT cùng các tùy chọn khác được phát triển tại Mỹ.
Giám đốc Khoa học VinBigdata - GS. Vũ Hà Văn nói rằng, bất chấp sự cạnh tranh sâu sắc, VinGroup đã lựa chọn phát triển độc lập phiên bản của mình bởi vì nhóm có thể sử dụng dữ liệu của Việt Nam để tạo ra AI có độ chính xác cao hơn đối thủ nước ngoài.
Thị trường AI dự kiến đạt mức 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2032. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường) |
Có nhiều chương trình AI tổng quát sử dụng trên dữ liệu tiếng Anh. Điều đó cũng có nghĩa là có tương đối ít dữ liệu từ Việt Nam để có thể truy cập bằng ngôn ngữ đó, làm giảm đi độ chính xác của chương trình đó khi nói đến văn hóa, lịch sử cũng như luật pháp của Việt Nam.
Và mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của ViGPT cũng được cho là hoạt động từ 1,6 tỷ tham số - con số này tương đương vài phần trăm kích thước của GPT-4 của OpenAI.
Báo cáo của Oxford Insight và Statista cho thấy, Việt Nam đứng thứ 55 về chỉ số sẵn sàng cho AI, tăng 21 bậc so với năm 2022. Còn về dung lượng thị trường AI thì Việt Nam có thể đạt được một tỷ USD vào 2026. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường) |
Có nhiều thông số hơn thường tương đương với trí thông minh sẽ cao hơn. Tuy nhiên theo Hiểu ngôn ngữ đa nhiệm của Việt Nam thì một tiêu chuẩn đánh giá AI tổng quát được tùy chỉnh cho thị trường Việt Nam, ViGPT vượt trội hơn nhiều đối thủ nước ngoài và đã đạt được số điểm chỉ đứng sau ChatGPT.
Ghi nhận, VinGroup đang ứng dụng công nghệ AI vào xe điện VinFast bởi tập đoàn sản xuất, với tài xế có thể điều khiển phương tiện thông qua mệnh lệnh bằng lời nói tiếng Việt. Song song với đó, Tập đoàn cũng có kế hoạch kết hợp AI vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, hậu cần.
Các “ông lớn” Trung - Nhật - Hàn đều tham gia “cuộc đua”
Ước tính có khoảng 5% dân số trên thế giới nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ. Điều này có nghĩa là nhu cầu tiềm ẩn lớn về AI được phát triển cho những người không nói tiếng Anh bản xứ.
Việc thúc đẩy cuộc đua phát triển AI bản địa hóa là những rủi ro bởi quá phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là khi nói đến khả năng cạnh tranh quốc tế cũng như an ninh quốc gia. Và cũng có lo ngại rằng việc sử dụng các chương trình AI được phát triển ở quốc gia khác sẽ dẫn đến việc vi phạm dữ liệu làm ảnh hưởng đến thông tin nhạy cảm.
Ở Trung Quốc, nơi cạnh tranh công nghệ với Mỹ có Baidu, Tencent Holdings, Alibaba Group Holding đang phát triển AI sáng tạo. Ernie Bot của Baidu cũng tự hào khi có hơn 100 triệu người dùng tính đến thời điểm cuối năm ngoái.
Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường |
Còn ở Nhật Bản, nhà cung cấp dịch vụ di động Nhật Bản SoftBank Corp. cũng đang trong quá trình phát triển LLM của riêng mình.
Vào hồi tháng 8/2023, công ty dịch vụ mạng Naver của Hàn Quốc cũng đã giới thiệu HyperClova X - AI tổng hợp được tùy chỉnh cho ngôn ngữ Hàn Quốc. Và chương trình sẽ được tích hợp với công cụ tìm kiếm cũng như nền tảng mua sắm trực tuyến của công ty để cho phép người dùng có thể tìm thấy kết quả mà họ mong muốn một cách hiệu quả hơn.
Và Naver cũng cho biết, cơ sở dữ liệu tiếng Hàn của họ lớn hơn 6.500 lần so với dữ liệu tiếng Hàn của ChatGPT. Điều này giúp cho việc tạo ra văn bản đọc tự nhiên hơn, nhận dạng ngôn ngữ được mượt mà hơn.
Singapore cũng đã tiến hành công bố vào tháng trước một kế hoạch phát triển LLM phù hợp với tiếng Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
Việt Nam không phải là ngoại lệ trong xu hướng này
Sputnik cho biết, những diễn biến trong thời gian gần đây khẳng định Việt Nam không phải là ngoại lệ ở trong xu hướng này. Bằng chứng chính là sự ra đời của hàng loạt sản phẩm AI. Đặc biệt, các mô hình Gen AI như là FPT Gen AI, PhởGPT, Zalo AI thời gian gần đây đã được ra mắt.
Và Sputnik đưa ra nhận xét rằng, động thái này hoàn toàn phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là trong kế hoạch ban hành thời gian gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông có nêu rõ mục tiêu Việt Nam sở hữu ít nhất một nền tảng Mô hình Ngôn ngữ Lớn (LLM) bằng tiếng Việt trong năm 2025.
Ở Việt Nam, vào ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về "Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”.
Theo đó, chiến lược đưa ra mục tiêu nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển cũng như ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã tham gia vào đường đua phát triển các chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) ở Châu Á nhằm phục vụ cho ngôn ngữ cũng như văn hóa địa phương, giảm bớt đi sự phụ thuộc vào các dịch vụ do các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ cung cấp. (Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân) |
Và sau thời gian hơn hai năm triển khai đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn ở Việt Nam quan tâm, đầu tư một cách mạnh mẽ cho trí tuệ nhân tạo. Song song với đó đã từng bước cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận cũng như hấp thụ, làm chủ công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Trong Báo cáo "Chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo của chính phủ" do Tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện cho thấy, trong năm 2022, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 55 trong 181 quốc gia được đánh giá xếp hạng trên thế giới, so với năm 2021 tăng 7 bậc.
Còn một bài viết vào hồi tháng 9/2023 ở trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ có dẫn lời ông Trần Minh Vũ - chuyên gia của VNPT AI đánh giá rằng, Việt Nam đã sẵn sàng cho AI. Theo đó, thị trường AI ở Việt Nam đã và đang, sẽ là một sân chơi vô cùng tiềm năng dành cho tất cả mọi người.
Theo như báo cáo của Oxford Insight và Statista cho thấy, Việt Nam đứng thứ 55 về chỉ số sẵn sàng cho AI, tăng 21 bậc so với năm 2022. Còn về dung lượng thị trường AI thì Việt Nam có thể đạt được một tỷ USD vào 2026./.