Đến hẹn lại lên, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức 2 năm 1 lần nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê. Lễ hội cũng là dịp để Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo Ban tổ chức Lễ hội đến thời điểm hiện tại có 11 địa phương đăng ký các hoạt động hưởng ứng Lễ hội

Đắk Lắk có tiềm năng và lợi thế rất lớn để phát triển nông nghiệp với 650.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (đứng đầu cả nước), địa hình tương đối bằng phẳng, trong đó có gần 300.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ, được đánh giá là đất sản xuất nông nghiệp tốt nhất, khí hậu ôn hòa, có gần 42.000 ha mặt nước. Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày hiện có 354.000 ha, trong đó diện tích cây công nghiệp là 311.000 ha , Cà phê chiếm Diện tích 213.000 ha, sản lượng 526.000 tấn số liệu thống kê năm 2022.

Qua 7 lần tổ chức, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân trong nước và quốc tế. Lễ hội lần này gồm có 18 hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng Lễ hội của các địa phương như: các hoạt động triển lãm, hội thảo; các hoạt động quảng bá, tôn vinh; hành trình du lịch. Lễ hội lần này tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng sẽ thu hút được khoảng 46.000 đến 50.000 lượt khách bằng lượng khách dự lễ hội lần thứ 7 (thời điểm trước dịch Covid-19). “Năm 2019, lễ hội diễn ra 7 ngày, lượng khách đến khá đông

Cùng với các hoạt động triển lãm, hội thảo, quảng bá và tôn vinh người trồng cà phê, trong khuôn khổ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 08 năm 2023 còn có hoạt động hành trình du lịch và tổ chức các tour du lịch trải nghiệm. Liên quan đến nội dung này ngày 13/02/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 65 phê duyệt 42 chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội cho 12 doanh nghiệp lữ hành).

Cùng với các hoạt động triển lãm, hội thảo, quảng bá và tôn vinh người trồng cà phê, trong khuôn khổ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 08 năm 2023 còn có hoạt động hành trình du lịch và tổ chức các tour du lịch trải nghiệm.

Để thực hiện thanhh công lễ hội các địa phương chuẩn bị các chương trình tỏ chức các nội dung như: Hội voi Buôn Đôn sẽ được khai mạc lúc 8h00 ngày 12/3/2023 và bế mạc lúc 10h00 ngày 12/3/2023 tại Trung tâm Lễ hội huyện Buôn Đôn. Đối với nội dung này hiện nay UBND huyện Buôn Đôn đã thống nhất với các nài voi nội dung chương trình và đang hoàn tất kịch bản chi tiết và triển khai các công tác chuẩn bị còn lại; Hội đua thuyền độc mộc tại huyện Lắk lần thứ 3 năm 2023. Đối với nội dung này, Ban Tổ chức Lễ hội đã ủy quyền Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định các nội dung Chương trình, kịch bản để UBND huyện Lắk tổ chức, triển khai thực hiện. Đồng thời UBND tỉnh cũng ủy quyền và giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động liên hệ với các sở, ngành liên quan để mời Đoàn nghệ thuật của tỉnh Jeollabuk - Hàn Quốc biểu diễn tại huyện Lắk vào lúc 19h00 ngày 11/3/2023. Theo kế hoạch và chương trình của Ban Tổ chức Lễ hội Hội đua thuyền độc mộc tại huyện Lắk diễn ra lúc 7h30 ngày 12/3/2023 và kết thúc vào lúc 11h00 ngày 12/3/2023, tại Bến Thuyền, Biệt Điện Bảo Đại, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk.

Theo báo cáo của Ban tổ chức Lễ hội thì đến thời điểm hiện tại có 11 địa phương đăng ký các hoạt động hưởng ứng Lễ hội gồm các huyện: Buôn Đôn, Ea Kar, Lắk, Krông Năng, Krông Bông, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột, Krông Ana, M’Drắk, Krông Pắc. Ban Tổ chức Lễ hội sẽ chỉ đạo các địa phương còn lại tiếp tục đăng ký tham gia hưởng ứng Lễ hội