ISSN-2815-5823
Tâm Phạm
Thứ năm, 15h04 15/02/2024
API

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu” trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước

Trong tháng 1/2024, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang duy trì được vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Dẫn đầu vẫn là xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến trong tháng 1/2024 chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ước đạt mức 28,52 tỷ USD, so với tháng trước tăng 7,4%.

Ghi nhận, đà tăng trưởng này có sự đóng góp lớn của mặt hàng điện thoại các loại cũng như linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng đầu tiên của năm 2024 ước đạt mức 5,8 tỷ USD, so với tháng trước tăng 56,3% là bởi Samsung mới cho ra mắt dòng sản phẩm mới Samsung Galaxy S24 vào thời điểm giữa tháng 1/2024.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của gỗ cùng với các sản phẩm gỗ cũng tăng 4,6% so với tháng trước, ước đạt mức 1,4 tỷ USD. Phương tiện vận tải cùng với phụ tùng tăng 10,8% ước đạt 1,3 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim cùng với linh kiện ghi nhận tăng 8,1%, ước đạt mức 900 triệu USD.

Trong tháng 1/2024, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang duy trì được vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng cao như là hàng dệt may tăng 28,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 74,6%; giày dép các loại ghi nhận tăng 35%; máy vi tính, sản phẩm điện tử cùng với linh kiện ghi nhận tăng 57,4%,...

Mặc dù vậy thì một số mặt hàng có phần chững lại hoặc là giảm so với tháng trước, điển hình như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ghi nhận giảm 12,15, ước đạt mức 5 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ghi nhận giảm 0,7%, ước đạt mức 3,8 tỷ USD; hàng dệt may thì giữ nguyên ở mức 2,9 tỷ USD; giày dép ghi nhận giảm 0,4%, ước đạt mức 1,85 tỷ USD.

Và điều đáng quan tâm đó chính là xuất khẩu những nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn ở trong bối cảnh hoạt động công nghiệp gặp khó khăn và phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng cùng với các hoạt động kinh tế tiếp tục có sự suy giảm đã khiến cho các chủ số sản xuất công nghiệp (IIP) mặc dù có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm, mới chỉ bắt đầu hồi phục từ hồi cuối quý III, đầu quý IV (so với cùng kỳ năm trước thì IIP bắt đầu tăng sau thời gian 9 tháng), IIP toàn ngành công nghiệp trong năm 2023 cũng chỉ tăng khoảng 2,3% - đây được xem là mức tăng thấp nhất trong thời gian 10 năm trở lại đây.

Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên mức khoảng 90%, trong đó thì tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ trung bình và cao tăng lên mức khoảng 70%. (Nguồn ảnh: Kinh tế Đô thị)

Tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chế tạo, giảm hàm lượng xuất khẩu thô

Trong thời gian vừa qua có nhiều yếu tố giúp cho xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Chi tiết, đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đã thực hiện được tốt đa dạng hóa thị trường ở trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước như Châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á ghi nhận tăng; mức suy giảm xuất khẩu ở một số thị trường chủ lực cũng tiếp tục được thu hẹp (xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong thời gian nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,2% trong cả năm 2023; còn EU cũng thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong thời gian nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 4,8% trong cả năm 2023; Hàn Quốc cũng thu hẹp từ mức 10,2% xuống chỉ còn khoảng 2,5%).

Chính vì thế mà cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cũng tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô và tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chế tạo từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất cũng như cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu (85%) trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu.

Trong thời gian vừa qua có nhiều yếu tố giúp cho xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo duy trì được vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. (Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường)

Còn về phía Bộ Công Thương cũng cho hay, cần phải có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về mặt tài chính đối với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để cho các doanh nghiệp có được điều kiện sản xuất và kinh doanh được ổn định. Xây dựng và triển khai một cách hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ở trên địa bàn, tập trung trong việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các doanh nghiệp tái cấu trúc thì tiến hành giảm chi phí, giá thành sản xuất để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó cải thiện hiệu quả cũng như thích ứng một cách linh hoạt với tình hình mới.

Ở Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030 thì Bộ Công Thương cũng nêu rõ, tiếp tục mở rộng xuất khẩu để khai thác có được hiệu quả tiềm năng thị trường gắn liền với dịch chuyển có cấu xuất khẩu theo hướng những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hóa lớn cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn chất lượng, phát triển bền vững của các thị trường.

Cũng theo đó, Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên mức khoảng 90%, trong đó thì tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ trung bình và cao tăng lên mức khoảng 70%./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024