ISSN-2815-5823
AN PHONG
Thứ tư, 10h56 21/06/2023

Học theo Bác để vững vàng nghề báo

(KDPT) - Nền báo chí cách mạng Việt Nam sắp chạm mốc tròn một thế kỷ, kể từ ngày 21/6/1925 Báo Thanh Niên được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Và, trong suốt gần một thế kỷ qua (21/6/1925-21/6/2023), đội ngũ những người làm báo đã không ngừng phát triển và đóng góp to lớn cho sự nghiệp của cách mạng, xây dựng đất nước Việt Nam.
Bác Hồ với các phóng viên báo đài. (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ với các phóng viên báo đài. (Ảnh tư liệu)

1

Bác Hồ chính là nhà báo lỗi lạc với cả một hành trình làm báo để phụng sự cách mạng của Đảng, của nhân dân và của dân tộc ta. Bài viết đầu tiên được đăng tải trên báo chí Pháp của Người giống như một mũi tên bắn chính diện vào kẻ thù ngay trên đất nước của thực dân, đó là bài “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” được gửi đến hội nghị Versailles (Véc-xây) năm 1919; vạch trần bản chất bóc lột, vô nhân đạo của bọn thực dân qua bài “Tâm địa thực dân”… Chính vì mục đích đó, năm 1922, tại Pháp, Bác đã tham gia sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ) và được coi là “linh hồn” của tờ báo, Người vừa làm chủ bút, chủ biên, giữ quỹ, phát hành và bán báo. Với báo “Người cùng khổ”, bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của bọn xâm lược tại các thuộc địa để cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy rõ và ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa đòi quyền sống, quyền con người, quyền dân tộc của các dân tộc thuộc địa.

Năm 1924, Người sáng lập báo “Quốc tế nông dân”. Đặc biệt, đến năm 1925, tờ báo “Thanh niên” - cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội ra số đầu tiên ngày 21/6/1925 là điểm mốc đáng nhớ, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Cách mạng Việt Nam, tiền thân của dòng báo chí vô sản sau này. Nguyễn Ái Quốc đã dùng tờ báo làm công cụ tuyên truyền con đường cách mạng giải phóng dân tộc, để tập hợp và giác ngộ quần chúng, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc đời sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác, luôn thể hiện tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt, đó là vì dân, vì nước với mong muốn tột bậc là “dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác đã viết gần 2000 bài báo, tác phẩm báo chí với nhiều thể loại với nhiều bút danh khác nhau. Trong các tác phẩm báo chí của Bác và những lời dậy của Bác cho người làm báo đã trở thành kim chỉ nam, thực hiện sứ mệnh vì dân vì nước ngày càng hạnh phúc hơn. Tại Đại hội lần thứ 3 Hội Nhà báo Việt Nam năm 1962, Người nói “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ Nhân dân, phục vụ cách mạng”; “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”… Trong bức thư gửi tri thức Nam bộ ngày 25/5/1947, trong đó có các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”.

Nói về làm báo và viết báo, Bác Hồ cho rằng: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết nên những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương” (trả lời phỏng vấn báo chí năm 1946). Trong kháng chiến chống Pháp, với những cán bộ, học viên vào học lớp viết báo đầu tiên năm 1949, Bác dạy bảo: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung

Mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc” (Thư gửi Lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, năm 1949) và Bác luôn căn dặn các nhà báo: “Trước khi đặt bút xuống trang giấy, người viết cần tự mình thật sáng tỏ, ta “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viếtnhư thế nào?” (Phát biểu tại Đại hội lần II Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1959), “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” (Phát biểu tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, năm 1962). Vì “Đối với những người viết báo chúng ta, cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh...” (Điện mừng Hội Nhà báo Á - Phi, năm 1965); Bác cũng chia sẻ về kinh nghiệm trong đời làm báo, Bác Hồ nói với báo giới: “Kinh nghiệm làm báo của Bác là kinh nghiệm ngược. Bác học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc, rồi sau mới học viết báo Việt Nam”. Sự đi ngược ấy theo Người nói, là bắt nguồn từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Khởi đầu, Nguyễn Ái Quốc, thông qua những bài báo viết bằng tiếng Pháp, đánh động dư luận Pháp và châu Âu về tình cảnh các nước thuộc địa trên bán đảo Đông Dương. Sau đó, đến làm việc tại nước nào, Bác cũng cố gắng nắm vững ngôn ngữ nước ấy để viết báo, như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Thái, tiếng Đức, tiếng Trung Hoa...

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. (Ảnh tư liệu)

2

Trong bài viết về một lời nói của Bác Hồ với báo chí, tác giả đã nhận định: “Phò chính, trừ tà”, Bác Hồ ch các nhà báo, nhưng nó gần như bao quát cả ỉ đề ra sứ mệnh gồm 4 chữ cho sự nghiệp của những nhà báo chân chính. Bây giờ chúng ta đều biết, ngay “phò chính” cũng không hề dễ, chứ đừng nói tới “trừ tà”. Bởi phải biết đâu là “chính” thì mới “phò” đúng được, vì nhiều khi giữa “chính” với “tà” không đơn giản chỉ là “trắng” và “đen”, mà còn có những điểm đan xen, những vùng “xôi đậu” trộn lộn buộc nhà báo phải tinh tường và có lương tâm mới phân biệt ra được. Trước một vụ việc phải phân định được đúng, sai, phải cân đong đo đếm được những mức độ của phải và trái, thì mới viết được bài báo đúng với tiêu chí của Bác Hồ đặt ra là "phò chính ” và “trừ tà”. Nếu nhà báo lẫn lộn ngay từ khâu phân định, thì không mong gì họ có được những bài báo trung thực và tích cực. Trong sự nghiệp làm báo của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ bài báo đầu tiên đã cố gắng để viết ngắn nhất và nói rõ nhất điều mình muốn nói cho đông đảo người đọc có thể chia sẻ được. Chính vì rèn luyện được phong cách viết báo cô đọng và giản dị như thế mà trong nhiều trường hợp, những câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu của Bác Hồ lại phải được người đọc suy ngẫm để cảm thấu được những biên độ cả trong và ngoài chữ nghĩa của Bác. “Phò chính, trừ tà” là một câu nói cực ngắn gọn như vậy, nhưng nội hàm của nó là cực sâu, và biên độ của nó lại cực rộng. Theo một bài viết của Kinh tế và Đô thị. Trong bài giảng “Cách viết” tại Lớp Chỉnh Đảng T.Ư, ngày 17/8/1953, Bác chỉ ra 5 cách tìm tài liệu, 5 khâu trong lao động nhà báo: “1 - Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết. 2 - Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi Nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi. 3 - Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy. 4 - Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài. 5 - Ghi: Những gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng mà viết”.

Theo Bác, mỗi khi viết một bài báo, thì phải tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc? Bản chất của báo chí tiến bộ là tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật. Bác thường xuyên căn dặn: “Viết phải

đúng sự thật, không được bịa ra”; “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”… Theo dòng chảy của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng, quan điểm của Bác Hồ, báo chí Cách mạng Việt Nam không ngừng lớn mạnh, Học tập theo Bác để làm báo “bút sắc, lòng trong, tâm sáng” phụng sự nhân dân, phụng sự tổ quốc ngày càng tốt hơn, những người làm báo cần tiếp tục tu dưỡng đạo đức để có một tâm thế vững vàng trong xu thế của thời kỳ kinh tế số, chuyển đổi số đang diễn ra sôi động hôm nay.

Bác Hồ với các phóng viên báo đài. (Ảnh tư liệu)

3

Đất nước Việt Nam hôm nay đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24 tháng 11 năm 2021 đó là: Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới. Mặt khác, những thiếu sót, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hoá vừa qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hoá. Sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, cạnh tranh quốc tế và cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng cũng sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hoá số,... vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong việc xây dựng và phát triển văn hoá. Đồng thời, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của an sinh truyền thống, an sinh phi truyền thống, nhất là sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, trước hết là đối phó, thích ứng và sống cùng đại dịch Covid-19, vừa bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội…

Và như vậy mỗi người làm công tác báo chí hôm nay sẽ kế tục sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ cha anh, phát huy truyền thống vinh quang, tự hào của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Và, hơn nữa là học theo Bác để làm báo ngày càng vững vàng, mang về những đóng góp cho sự phát triển của đất nước Việt Nam hưng thịnh, hùng cường sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời mong ước của Bác lúc sinh thời.



Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
 
kinhdoanhvaphattrien.vn | 06/10/2024