ISSN-2815-5823
Linh Giang
Chủ nhật, 06h09 31/03/2024

Kênh bán hàng trực tuyến tràn ngập hàng giả

(KDPT) - Trong vài năm trở lại đây, việc bán hàng trên các kênh bán hàng trực tuyến đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, khi có quá nhiều người cùng sử dụng hình thức bán hàng này thì lại xảy ra vấn đề tràn lan hàng giả.

Trong Hội thảo “Thực thi về chiến lược chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến và ngoại tuyến” Được tổ chức bởi Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan thành viên Chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ” đã đặc biệt đề cập đến các vấn đề này.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử

Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam Đã đưa ra chia sẻ với vấn đề này, trong năm 2023 tổng doanh số bán lẻ và thương mại điện tử trên thị trường Đông Nam Á đạt 124 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2024 con số này sẽ đặt 139 tỷ USD Và sẽ còn tiếp tục kéo dài là tăng trưởng đến năm 2026.

Theo khảo sát thị trường thương mại điện tử của khu vực ASEAN trong vài năm trở lại đây cho thấy các năm sau đều cao hơn năm trước. Trong đó, Việt Nam được coi là một trong những nền kinh tế internet phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Thương mại điện tử Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể khi tăng từ 11 tỷ USD vào năm 2021 lên 16 tỷ USD vào năm 2023. Dự báo đến năm 2030 giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 60 tỷ USD, vươn lên đứng vị trí thứ hai ngang bằng với Thái Lan và Philippines.

Hai thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM sẽ chiếm khoảng 70% doanh số bán lẻ trực tuyến trên cả nước. Mức tổng doanh thu đạt được tại Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 1,75 tỷ USD và 2,3 tỷ USD.

Dự kiến trong năm 2024, những nền tảng thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam có quy mô lớn sẽ đạt được doanh thu và doanh số bán hàng ấn tượng
Dự kiến trong năm 2024, những nền tảng thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam có quy mô lớn sẽ đạt được doanh thu và doanh số bán hàng ấn tượng

Dự kiến trong năm 2024, những nền tảng thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam có quy mô lớn sẽ đạt được doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm 2023. Bên cạnh những sàn thương mại điện tử thì loại hình thương mại kết hợp với các mạng xã hội như Facebook, Tiktok cũng sẽ tăng trưởng 38,8% hàng năm và dự kiến năm 2024 đạt 4,53 tỷ USD.

Ông Desmond Tan - Trưởng ban Sở hữu trí tuệ Đông Nam Á cho biết, cơ quan sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh đánh giá trong vài năm trở lại đây, những nền tảng thương mại điện tử mang lại giá trị rất cao cho các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Đông Nam Á đang trở thành khu vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn vào thương mại điện tử nên cơ hội cũng sẽ lớn hơn.

Ông cho rằng, Việt Nam đang trở thành một quốc gia có nhiều cơ hội đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Thực tế đã chứng minh trong vài năm qua, Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 30% mỗi năm đến năm 2030. Đây chính là cơ hội được mở ra đối với Việt Nam.

Vấn đề hàng giả ngày càng phức tạp

Bên cạnh các cơ hội thì vẫn còn những thách thức đang được đặt ra trước mắt đối với phát triển thương mại điện tử. Cụ thể trong vài năm trở lại đây, việc hàng giả bán tràn lan trên các kênh bán hàng trực tuyến đã không còn xa lạ.

Theo kết quả khảo sát của WIPO thực hiện với 1000 người tại các quốc gia trong khu vực ASEAN cho thấy, có đến 88% người tiêu dùng đã từng nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Đồng thời, có đến 70% người dùng đã mua phải hàng giả ít nhất một lần. Đặc biệt cứ bốn người tiêu dùng thì có một người biết rằng sản phẩm họ mua không phải hàng chính hãng.

Các chuyên gia đánh giá hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử đã khiến cho việc kiểm soát hàng giả tại ASEAN trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển phức tạp của thương mại xã hội, livestream hay áp dụng công nghệ AI đã khiến cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến…

Việc hàng giả gia tăng không chỉ phổ biến trên các sàn thương mại điện tử truyền thống mà còn xuất hiện phức tạp hơn trên những sàn thương mại điện tử kết hợp với mạng xã hội như Facebook, TikTok.

Các chuyên gia đánh giá hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử đã khiến cho việc kiểm soát hàng giả khó khăn hơn
Các chuyên gia đánh giá hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử đã khiến cho việc kiểm soát hàng giả khó khăn hơn

Cũng có cùng suy nghĩ và quan điểm, Trưởng ban Sở hữu trí tuệ Đông Nam Á, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh cho biết, chính sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ của cách mạng xã hội, thương mại mạng xã hội đã tạo điều kiện cho những sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan. Thậm chí, các loại hình tội phạm có tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hơn khi tổ chức bán buôn hàng giả hàng nhái trên các nền tảng thương mại điện tử.

Do đó, cần phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan là đơn vị chức năng, doanh nghiệp, người tiêu dùng để xử lý và bảo vệ hệ sinh thái nền thương mại điện tử. Từ đó sẽ xây dựng được niềm tin cho khách hàng khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời giải quyết được những vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ trên cả môi trường trực tuyến và ngoại tuyến tại Việt Nam.

Tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử đã được các chuyên gia nhấn mạnh. Bởi lẽ vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, cá nhân cũng như sự phát triển trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử chính là một thách thức và một vấn đề lớn cần được giải quyết, tìm ra biện pháp xử lý phù hợp. Do đó, nếu muốn thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử nói riêng thì cần phải có nhiều phương pháp kĩ thuật.

Trong đó vấn đề quan trọng nhất chính là nhận thức của những chủ thể liên quan, cơ quan quản lý, chủ thể quyền, chủ sàn và đại bộ phận người tiêu dùng cũng cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức đầy đủ đối với các sản phẩm được mua bán trên sàn thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, phải có những chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm. Cần có cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có liên quan, chủ sàn, chủ sở hữu và những hiệp hội hay cơ quan nhà nước. Đối với thị trường lớn hơn là ASEAN cần phải đề cao bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực thi nghiêm các quy định đã được đặt ra.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã chỉ ra những thách thức trong việc thực thi quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ. Đồng thời, họ cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình quản lý và xử lý những vấn đề liên quan đến sử hữu quyền trí tuệ thương mại, tránh những trường hợp vi phạm quyền trong môi trường số, thực hiện các hành vi vi phạm xuyên biên giới.

Các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp để Việt Nam nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc áp dụng vào thực tế của thị trường. Trong đó có vụ giải pháp quy tắc ứng xử sở hữu trí tuệ thương mại điện tử đã bao gồm đầy đủ các quy định và các phương pháp điện phân trong trường hợp vi phạm xảy ra./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 09/05/2024