ISSN-2815-5823

Những sếp lớn không cần trả lương trong quý I/2024

(KDPT) - Việc những sếp lớn của các tập đoàn không nhận thù lao không còn là chuyện xa lạ nhưng ngay cả khi doanh nghiệp có doanh thu lớn thì những người đứng đầu vẫn từ chối nhận phần thù lao này.

Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT kiêm người sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tính đến hiện tại đang sở hữu khối tài sảnttrị giá khoảng 2.000 tỷ đồng từ cổ phiếu MWG. Theo thông báo trong quý I năm nay, ông Tài cũng không nhận thù lao.

Ngoài ông Tài còn có ông Trần Huy Thanh Tùng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc và cũng là một trong những người đồng sáng lập công ty cũng đã nhận mức lương 0 đồng trong quý I. Hay một trong hợp khác là ông Đoàn Văn Hiểu Em - Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc điều hành chuỗi bán lẻ điện thoại, điện máy cũng không nhận lương.

Việc không nhận lương của ba thành viên chủ chốt của công ty gây bất ngờ vì trong quý I/2024, Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận hơn 900 tỷ đồng đã tăng gấp 43 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm 2023 khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì ông Tài, ông Tùng hay ông Hiểu Em cũng nhận mức lương khá khiêm tốn, để chung tay giúp cho doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính, kinh tế. Trong cuộc họp thường niên của công ty, nói về hoạt động kinh doanh của trong năm 2023, ông Tài đã xin lỗi toàn bộ cổ đông vì doanh nghiệp đã không thể hoạt động tốt, kết quả doanh thu không như mong đợi.

Chính vì thế, ông Tài đã hứa sẽ cùng các lãnh đạo công ty cố gắng thay đổi các phương pháp, thích ứng với điều kiện thực tế để đem lại hiệu quả trong năm 2024 trở đi, giúp các cổ đông đầu tư nhận được những lợi ích lớn nhất và không làm lãng phí nguồn tiền đầu tư. 

Ông Nguyễn Đức Tài và ông Đoàn Văn Hiểu Em đã không nhận lương trong quý I/20214
Ông Nguyễn Đức Tài và ông Đoàn Văn Hiểu Em đã không nhận lương trong quý I/20214

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) và ông Đặng Quang Hạnh - Phó chủ tịch HĐQT cũng là những trường hợp đã nhận thù lao 0 đồng trong quý 1. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu mà đã nhiều năm trôi qua bà Yến đều không nhận lương, còn đây là lần đầu tiên ông Hạnh nhận thù lao 0 đồng.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là chị gái ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Bắc (mã chứng khoán: KBC). Nhiều năm qua, bà Yến đã định cư ở nước ngoài, nên trong những cuộc họp đại cổ đông thường niên của công ty bà sẽ họp từ xa hoặc ủy quyền cho người khác. Tính đến thời điểm hiện tại khối tài sản của bà Yến đang rơi vào khoảng 272 tỷ đồng chủ yếu tính theo giá trị cổ phiếu ITA (chốt theo số cổ phiếu vào cuối năm 2023).

Tại một số doanh nghiệp khác, nhiều lãnh đạo cũng nhận mức thù lao 0 đồng trong nhiều năm liền. Thậm chí, đây còn trở thành truyền thống của những vị lãnh đạo như ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Vietcap, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan...

Ông Phạm Nhật Vượng người đứng đầu Tập đoàn Vingroup đã rất quen mặt trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Theo số liệu thống kê, hiện khối tài sản của ông Vượng rơi vào khoảng 32.470 tỷ đồng (tính riêng giá trị cổ phiếu VIC đang nắm giữ).

Tuy nhiên, trong suốt năm 2023, ông Vượng đã không nhận thù lao và đây cũng không phải là lần đầu mà những năm trước đó ông Vượng cũng không có lương. Bên cạnh đó, ông Vượng cũng không nhận bất cứ khoản lương thưởng nào khi là một trong những thành viên Hội đồng quản trị của CTCP Vinhomes (VHM) trong năm 2023.

Trong suốt năm 2023, ông Vượng đã không nhận thù lao và đây cũng không phải là lần đầu mà những năm trước đó ông Vượng cũng không có lương
Trong suốt năm 2023, ông Vượng đã không nhận thù lao và đây cũng không phải là lần đầu mà những năm trước đó ông Vượng cũng không có lương

Một trường hợp khác là ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch của Tập đoàn bất động sản Novaland (NVL) cũng thuộc top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối lượng tài sản ước tính đạt 1.504 tỷ đồng. Trong năm 2023, ông Nhơn được trả thù lao là 1,1 tỷ đồng tương đương mức lương gần 92 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong năm 2022 khi tình hình tập đoàn khó khăn chung thì ông chỉ nhận hơn 61 triệu đồng cho cả năm, tương đương 5 triệu/tháng.

Một đại gia bất động sản khác là ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) ước tính sở hữu khối tài sản khoảng 8.214 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính năm 2023 đã được công bố, mức thu nhập của ông Đạt ước tính khoảng 1,9 tỷ đồng/năm, tương đương hơn 160 triệu đồng/tháng. Nếu so với năm 2022 thì mức thu nhập này đã giảm 6 lần.

Một ví dụ khác trong ngành xây dựng là ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (CTD), trong cả năm 2023 ông nhận mức thù lao hơn 90 triệu đồng. Như vậy, ông Bolat Duisenov cũng chỉ nhận lương khoảng 7,5 triệu đồng/ tháng. Còn năm 2022, vị chủ tịch này của Coteccons cũng nhận mức lương 0 đồng giữa lúc thị trường bất động sản gặp khó khăn, tập đoàn cũng phải “gồng” mình ở giai đoạn đó.

Tuy nhiên, thực tế khoản lương thưởng thù lao bình thường này chỉ là một phần nhỏ trong tổng thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ, sự tăng trưởng về quy mô, giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu tăng mạnh chính là khoản tiền lớn mà họ sở hữu. Tài sản của các lãnh đạo sẽ được quy từ cổ phiếu, nếu như cổ phiếu tăng mạnh tài sản của họ càng lớn.

Với vị thế là những cổ đông lớn sở hữu một lượng lớn cổ phiếu, nhiều nhà lãnh đạo vẫn nhận đều đều hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng cổ tức mỗi năm nên việc nhận lương với họ chỉ là một phần nhỏ. Bên cạnh đó, tại những doanh nghiệp lớn kể trên ngoài lương, thưởng thì với vị trí lãnh đạo chủ chốt họ sẽ được nhận ưu đãi với cơ chế ESOP mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi.

Thông thường, cổ phiếu ESOP của các doanh nghiệp được bán ra với giá trung bình khoảng 10.000 đồng/cp, thấp hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu của các đơn vị đứng đầu ngành. Tuy nhiên mức thu nhập từ ESOP và cổ tức hàng năm tăng trưởng rất lớn gấp nhiều lần so với mức thù lao, nên việc chủ doanh nghiệp nhận thù lao 0 đồng vẫn không ảnh hưởng đến vị thế của những vị lãnh đạo lớn như ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long hay ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Tập đoàn Masan),…

Chỉ cần doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững và các lãnh đạo là những cổ đông lớn thì chắc chắn lợi ích họ nhận được sẽ còn lớn hơn
Chỉ cần doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững và các lãnh đạo là những cổ đông lớn thì chắc chắn lợi ích họ nhận được sẽ còn lớn hơn

Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới nhiều tỷ phú hàng đầu cũng nhận mức lương 0 đồng hoặc chỉ khiêm tốn là 1 USD như Mark Zuckerberg - Giám đốc điều hành Facebook, Elon Musk - Tổng giám đốc Tesla , Steve Jobs nhà đồng sáng lập Apple...

Những khoản thu nhập không phải là khoản thù lao duy nhất của các nhà lãnh đạo để họ có thể gia tăng giá trị tài sản. Mà việc chọn mua cổ phiếu, hưởng cổ tức hoặc các khoản thưởng liên quan đến việc thực hiện kế hoạch kinh doanh…, sẽ mang đến nguồn thu nhập lớn cho họ.

Chỉ cần doanh nghiệp phát triển mạnh, bền vững và các lãnh đạo là những cổ đông lớn thì chắc chắn lợi ích họ nhận được sẽ còn lớn hơn và lâu dài hơn so với khoản thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, việc không nhận lương cũng là một cách để lãnh đạo chung tay với công ty vượt qua khó khăn./.

Kinhdoanhvaphattrien.vn | 05/11/2023

eMagazine
kinhdoanhvaphattrien.vn | 19/05/2024